Nhiều người gọi những độ tuổi 35 là "khủng hoảng tuổi trung niên". Một trong những lý do lớn là những người ở độ tuổi này phải đối mặt với nhiều nỗi lo khác nhau.
Tuổi 35 đồng nghĩa với việc bạn có thể nhận được thư từ chối "độ tuổi không đủ tiêu chuẩn" khi nộp hồ sơ xin việc. 35 tuổi có nghĩa là ngay cả khi bạn đang ở trong một công ty lớn như Huawei, thì vẫn có nguy cơ bị "quét sạch"...
Trong khi đó, Bill Gates 35 tuổi đã trở thành người giàu nhất thế giới. Lý Trạch Giai, 35 tuổi, đứng thứ 10 trong danh sách những người giàu nhất thế giới!
Khủng hoảng tuổi 35 là thực tế mà ai trong chúng ta cũng phải đối mặt, đây đồng thời vừa là khó khăn nhưng cũng là cơ hội.
Nhiều bài báo về kinh doanh và kinh tế khẳng định nhiều người có cảm giác khủng hoảng trước 35 tuổi. Giai đoạn từ 25 đến 35 trong cuộc đời sẽ quyết định 80% sự phát triển và 90% thu nhập cuộc sống tương lai. Điểm mấu chốt là mỗi cá nhân nên tích cực làm việc để phát triển bản thân khi còn trẻ.
Tôi có thể thay đổi công việc ở tuổi 35 không?
35 tuổi là độ tuổi mà nhìn chung các công ty không còn ưu tiên tuyển dụng. Mặc dù điều kiện tuyển dụng không thể được quy định rõ ràng về độ tuổi được chấp nhận nhưng những người muốn chuyển nghề ở giai đoạn này phải đối mặt với không ít khó khăn.
Trừ khi có kinh nghiệm và tài năng đặc biệt hoặc có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, nếu không, những người muốn "rẽ ngang" ở độ tuổi này sẽ không có nhiều cơ hội.
Trong nửa đầu của cuộc đua ở nơi làm việc, khả năng và sự kết nối quyết định phần lớn thành công của một người. Còn đối với giới hạn 35 tuổi, chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn rất nhiều lần.
35 tuổi là một ngã rẽ trong cuộc đời. Nếu nói trước 35 tuổi là thời kỳ làm ăn vất vả, thì sau 35 tuổi là mùa bội thu. Có thể nói, sự lựa chọn và nỗ lực của hầu hết mọi người trước 35 tuổi đều quyết định sự thành bại trong cuộc đời của họ.
Tuổi 35 là lúc thể lực bắt đầu suy giảm, nếu không có thói quen tập thể dục và lối sống lành mạnh thì chúng ta có thể cảm nhận rõ sự thay đổi của tuổi tác. Thậm chí những chuyến du lịch vui vẻ cũng có thể khiến ta cảm thấy khó chịu, không có cảm giác thoải mái như những năm 20.
35 tuổi, áp lực đổ dồn lên đôi vai
Ở tuổi 35, cha mẹ chúng ta đã ngoài 60 tuổi và sức khỏe cũng bắt đầu đi xuống, con cái thì vẫn trong độ tuổi học hành, cuộc sống có nhiều mối lo bên cạnh chi phí chữa bệnh của người lớn tuổi và tiền nuôi con...
"Báo cáo nghiên cứu về việc làm của người tìm việc ở độ tuổi trung niên và cao tuổi" cho thấy chi phí học hành của con cái, chi phí sinh hoạt cơ bản hàng ngày và trả nợ thế chấp được liệt kê là gánh nặng chính của những người tìm việc ở độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Ở giai đoạn này, áp lực của đã tăng lên theo cấp số nhân, nhưng nếu sự thăng tiến của bạn ở nơi làm việc không thể tăng gấp đôi, thậm chí thụt lùi ở một dạng nào đó, thì việc phát triển sự nghiệp sau này của bạn sẽ gặp nhiều áp lực hơn.
Bước ngoặt ở độ tuổi 35
Trước 35 tuổi, hầu hết mọi người đều chăm chỉ làm việc và muốn kiếm thêm hoặc học thêm kiến thức mới khi còn trẻ. Khi ấy chúng ta có thể lực nên dành phần lớn cuộc đời cho công việc, phấn đấu thăng quan tiến chức, tích lũy tài sản nếu có thời gian.
Khi còn trẻ, chúng ta có thể dễ dàng chi tiền cho một món quà để tự thường cho bản thân mà không cần phải đắn đo liệu khoản tiền đó có phù hợp hay không. Trước 35, chúng ta có nhiều lựa chọn công việc hơn và được sống một cuộc đời tự tại. Cũng trước 35, chúng ta có sức khỏe và được đặt chân đến nhiều nơi mà không phải bận tâm quá nhiều.
Sau 35 tuổi, chúng ta có nhiều mối lo hơn để bận tâm. Lúc này, mục tiêu trong cuộc sống của hầu hết mọi người là ngủ đủ giấc, ăn uống đơn giản, nhẹ nhàng và tập thể dục điều độ hàng ngày. Vì còn những đứa trẻ cần được nuôi dưỡng, nhiều người nhận ra rằng sức khỏe của mình phải được chăm sóc cẩn thận hơn nữa.
35 tuổi không có nghĩa là kết thúc triển vọng nghề nghiệp, nó phụ thuộc vào cách bạn tận dụng khoảng thời gian trước đó. Để không bở lỡ sự nghiệp sau 35 tuổi, bạn nên đặt mục tiêu rõ ràng ít nhất đến năm 30 tuổi, và dùng 5 năm để đuổi kịp .
Đây có thể là thời gian tốt nhất cuối cùng của bạn để trưởng thành. Bỏ lỡ cơ hội này, bạn không còn trẻ nữa, và xã hội sẽ không còn tha thứ cho những sai lầm của bạn bằng một thái độ bao dung. Ngược lại, nếu bạn sai thêm một bước, bạn sẽ phải trả giá gấp mười lần trong tương lai.