Mỗi khi khó ngủ, tôi thường nhắm mắt lại và nghĩ đến chú cún cưng tên Clash, tên được đặt theo một ban nhạc rock. Cho Clash một gia đình chính là quyết định sáng suốt nhất từ trước đến giờ của tôi.
Clash có một khuôn mặt sáng như giống chó Jack Russell, có cái đuôi của giống chó Dachshund. Clash chỉ có niềm vui thích duy nhất là chơi đùa với bóng tennis. Clash từng nuốt quả bóng khiến tôi phải tốn hàng trăm đô la để đưa quả bóng đó ra. Tuy nhiên, mỗi đồng đô la tôi tiêu vào Clash đều xứng đáng.
Vì sao lại xứng đáng? Hạnh phúc cũng giống như trò chơi chuyền hàng (một trò chơi bóc quà dành cho trẻ con) và bạn chi tiền vào nó là lẽ dĩ nhiên. Thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chi tiền cho người khác, các con vật yêu quý hay bạn bè, thay vì chi tiền cho bản thân sẽ giúp bạn thấy hạnh phúc dài lâu hơn.
Không cần nhiều tiền bạn vẫn có thể mua được hạnh phúc.
Theo tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ mang tên Ngăn ngừa sự ngược đãi đối với động vật, gia chủ phải chi khoảng 1,270 đô la (khoảng 25 triệu đồng) cho mỗi chú thú cưng trong năm đầu tiên nhận nuôi. Tuy nhiên, khoản chi này rất “đáng đồng tiền bát gạo”. Nghiên cứu chỉ ra rằng, chơi với thú cưng cũng giống như giao tiếp xã hội, rất có ích cho sức khoẻ tinh thần và thể chất của con người.
Nghiên cứu năm 2011 đăng trên tạp chí Tính cách và tâm lý xã hội cũng chỉ ra rằng những người nuôi thú cưng có lòng tự tôn cao hơn và tập thể dục nhiều hơn những người không nuôi động vật. Và những người nuôi thú cưng không sợ bị tổn thương trong các mối quan hệ.
Hạnh phúc là một chú cún cưng ấm áp
Đây là lý do vì sao nhiều người sẵn sàng mua sơn hào hải vị cho cún cưng của mình. Như đã nói ở trên, nghiên cứu chỉ ra người nuôi thú cưng có lòng tự tôn cao và tập thể dục nhiều hơn. Ngoài ra họ còn chu đáo hơn và ít sự sợ hãi hơn những người không nuôi động vật trong nhà.
Về hiện tượng tránh xa các mối quan hệ vì sợ bị tổn thương, nghiên cứu chỉ ra rằng nuôi thú cưng là cách bù đắp và hạn chế những tác động tiêu cực từ các mối quan hệ xã hội không vừa ý.
Chỉ cần 5 đô la cũng khiến bạn hạnh phúc hơn
Chúng ta luôn cố gắng tiết kiệm tiền để tương lai sống hạnh phúc, tuy nhiên đừng bo bo cất hết tiền trong tài khoản mà hãnh dành ra một khoản để giúp đỡ người khác. Tiêu tiền cho người khác có sức mạnh rất kỳ diệu, dự báo sẽ đem lại hạnh phúc lớn hơn là chỉ tiêu tiền vào bản thân.
Nghiên cứu thực hiện năm 2008 của trường ĐH British Columbia và trường Kinh doanh Harvard đã chỉ ra rằng những người tiêu tiền vì người khác hạnh phúc hơn những người chỉ tiêu cho bản thân họ.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, chỉ cần những thay đổi rất nhỏ trong phân bổ chi tiêu, dù là 5 đô la (khoảng 110 nghìn đồng) cũng có thể tạo ra hạnh phúc nhận lại trong một ngày nào đó.
Có rất nhiều cách để tạo ra hạnh phúc theo cách này. Ví dụ như tự động đóng góp mỗi tháng 5 đô la vào cơ sở từ thiện mà bạn thích.
Làm từ thiện giúp bạn cảm thấy khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn. “Nghiên cứu chỉ ra rằng cho đi - tức làm từ thiện giúp giảm căng thẳng, tăng sức mạnh cho hệ tiêu hoá, từ đó giúp bạn sống khoẻ mạnh và tăng tuổi thọ”, PGS. Baris Yoruk, trường ĐH Albany-SUNY nhận định.
Chi tiền cho những trải nghiệm
Chi tiêu cho vật chất có thể lấp đầy tủ quần áo hay tủ thực phẩm nhà bạn nhưng chi tiêu cho những thứ vô hình sẽ đong đầy tâm hồn bạn. Mua vé xem một buổi biểu diễn trực tiếp là một trong những thứ tôi chi tiền không hối tiếc. Bởi nó đem lại hạnh phúc cho tôi.
Đã có rất nhiều nghiên cứu giải thích về hạnh phúc bắt nguồn từ những trải nghiệm, từ những cách làm giàu vốn văn hoá, hiểu biết. Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu tiền cho những trải nghiệm thay vì mua sắm đồ đạc sẽ giúp bạn có hạnh phúc bền lâu hơn.
Đi nhiều nhất có thể
Đến tuổi gần đất xa trời, bạn sẽ không phải hối tiếc vì thời gian trôi qua nếu bạn đã được đến thăm những hòn đảo được mệnh danh là “thiên đường hạ giới”, đến những vùng đất mới mà bạn vẫn luôn tò mò hoặc muốn ghé thăm.
Chi tiền cho những chuyến đi là một trong những cách tạo dựng hạnh phúc bền lâu. Nếu bạn vẫn đang lưỡng lự thì hãy tìm đọc những câu chuyện về các chàng trai, cô gái xin nghỉ việc để đi du lịch vòng quanh thế giới cả năm trời để xem những chuyến đi đã đem lại những gì cho họ.
Đồ đạc có thể cũ hỏng nhưng ký ức thì tồn tại mãi
Hạnh phúc có thể đến từ việc mua sắm đồ đạc hay những trải nghiệm phi vật chất. Giáo sư Miriam Tatzel, trường ĐH Empire State, người đã có mấy chục năm nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật, cho rằng chi tiêu vào những trải nghiệm phi vật chất như du lịch giúp con người hạnh phúc hơn là chi tiêu vào việc mua sắm trang sức, quần áo, thiết bị điện tử.
Tuy nhiên nếu bạn thực sự muốn mua một chiếc tivi mới hay một đôi giày của hang Louis Vuitton thì bạn cứ mua. Bởi nghiên cứu chỉ ra rằng, một số người khó tìm kiếm hạnh phúc với những trải nghiệm.
“Những người có xu hướng đề cao giá trị vất chất sẽ thích những trải nghiệm mua sắm. Họ có thể không cảm thấy hạnh phúc từ những trải nghiệm phi vật chất”, một nghiên cứu năm 2013 chỉ ra.