Bí ẩn về thời kỳ băng hà
Trái đất từng trải qua ít nhất 4 thời kỳ băng hà lớn. Ảnh internet.
Kỷ băng hà là một giai đoạn giảm nhiệt độ lâu dài của khí hậu Trái Đất , dẫn tới sự mở rộng của các dải băng lục địa, các dải băng vùng cực và các sông băng trên núi.
Trong lịch sử hình thành Trái Đất tới tận ngày nay, có ít nhất 4 thời kỳ băng hà đã xảy. Nhưng nguyên nhân của hiện tượng nay vẫn là đề tài tranh cãi và bí ẩn đối với khoa học.
Trong thời kỳ băng hà, các khối băng ở 2 cực Nam và Bắc lan rộng ra, biến địa cầu của chúng ta thành một quả cầu tuyết khổng lồ.
Nguyên nhân dẫn tới quá trình băng hà
Như đã nói trên, nguyên nhân của thời kỳ này vẫn là một bí ẩn như chính nguyên nhân khiến cho thời đại khủng long kết thúc vậy. Tuy nhiên các nhà khoa học nghiên cứu băng hà học cũng đưa ra những giả thuyết cho hiện tượng này.
Trong đó, giả thuyết "trục trái đất nghiêng" được đa số mọi người ủng hộ. Theo đó, quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (và cả chính Mặt Trời quanh Ngân Hà) đã bị thay đổi. Người ta gọi sự thay đổi này là chu kỳ Milankovitch.
Ngoài ra vị trí các lục địa bị thay đổi, thành phần khí quyển (đặc biệt là tỷ lệ CO2 và Meetan) cũng góp phần vào sự thay đổi nhiệt độ cũng như khí hậu.
Lý thuyết "Quả cầu tuyết Trái Đất" còn cho rằng những sự thay đổi về mức độ CO2 chính là nguyên nhân chính dẫn tới quá trình băng hà.
Sự hiện diện đông đảo của lục địa bên trong Bắc Cực và vùng Nam Cực lại góp phần giúp băng và tuyết có địa điểm thích hợp để tích tụ trong những khoảng thời gian lạnh, tạo nên một lớp băng phản chiếu khổng lồ, cộng thêm sự thay đổi của trục Trái Đất.
Tất cả tạo nên sự thay đổi của quá trình suất phản chiếu (hệ số phản xạ là tỷ số bức xạ tản phát ra từ bề mặt so với bức xạ chiếu đến bề mặt đó). Quá trình hấp thụ nhiệt bị các khối băng phản chiếu dẫn đến sự lạnh đi của Trái Đất thời kỳ này.
Hậu quả của quá trình băng hà
Các động vật bị tuyệt chủng. Ảnh internet.
a. Tác động tới hệ động thực vật
Hệ động vật thời kỳ băng hà phải đối mặt với một thách thức lớn của biến đổi khí hậu diện rộng, rất nhiều sinh vật khổng lồ đã bị chính kích thước của mình làm tuyệt chủng. Khi mà hệ thực vật bị đóng băng dưới lớp băng tuyết dày.
Chỉ rất ít các loài thực vật có thể sống sót ở những nơi Mặt trời chiếu đủ ấm để quang hợp trong thời kỳ này.
Sự phát triển chậm hay thậm chí bị biến mất hoàn toàn của một số thực vật đã dẫn đến sự ảnh hưởng tới hệ động vật mà ban đầu là động vật ăn cỏ.
Động vật ăn cỏ bị tiêu diệt đầu tiên. Ảnh internet.
Thời kỳ này, đa số các động vật đều có kích thước to lớn do sự phong phú của nguồn thức ăn. Thế nhưng khi băng hà xâm chiếm, kích thước trở thành gánh nặng cho chúng.
Những động vật ăn thực vật khổng lồ dần bị giảm số lượng, điều này ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi thức ăn trong đó có con người.
Rất nhiều động vật to lớn như Tatu (kích thước tương đương chiếc xe Volkswagen Beetle) (thứ 2 từ trái qua) bị tuyệt chủng. Ảnh Internet.
b. Tác động tới con người
Con người cũng bị ảnh hưởng rất nhiều trong thời kỳ này. Ảnh Internet.
Cách đây 15.000 năm, con người thời Kỷ băng hà sống tập trung thành các bộ lạc. Họ sống bằng việc săn bắn và hái lượm, xây dựng nơi trú ẩn bằng xương của loài voi ma mút và may vá quần áo ấm bằng lông thú vật.
Vũ khí thời kỳ này khá thô sơ với chỉ gậy đá, dao đá và mũi tên. Họ đi săn theo nhóm và chủ yếu dung gậy đá dồn con mồi vào bẫy rồi giết chết. Khi băng hà lan rộng tác động tới hệ động thực vật, những nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu của con người.
Họ phải săn cả những động vật to lớn nguy hiểm hay cạnh tranh với các động vật ăn thịt hung dữ khác.
Một ngôi nhà bằng xương và da thú. Ảnh Internet.
Con người phải săn bắn những loài thú khổng lồ để lấy lông và da, cũng như cung cấp thịt cho cuộc sống thiếu thốn và khan hiếm nguồn thức ăn. Ảnh Internet.
Theo Sputnik News, các nhà khoa học thuộc Viện Lịch sử Nhân loại Max Planck, Đức đã nghiên cứu và công bố kết quả tạp chí Current Biology:
Hầu hết nhóm người sống ở châu Âu sau kỷ Băng Hà không hề liên quan đến những người châu Âu tiền sử (người Neanderthal).
Theo nghiên cứu, biến đổi khí hậu vào cuối kỷ Băng hà khiến người châu Âu cổ đại dần dần biến mất do sự thay thế bởi các đợt di cư lớn của người châu Á và châu Mỹ bản địa đã thế chỗ người châu Âu cổ đại.
Sau kỷ Băng Hà, người Trung Đông cũng di cư tới châu Âu. Người châu Âu hiện đại nhiều khả năng là hậu duệ của người Á-Âu và Bắc Âu.
Có phải con người đã khiến voi Ma - Mút khổng lồ và nhiều động vật khác tuyệt chủng
Toàn bộ hệ sinh thái bị thời kỳ khắc nghiệt biến đổi. Ảnh Internet.
Mặc dù nhiều giả thuyết cho rằng chính con người đã góp phần gây ra sự đại tuyệt chủng của nhiều động vật (3/4 động vật đã bị tuyệt chủng) bằng việc săn bắn bừa bãi, tuy nhiên đó chỉ là một trong 3 yếu tố góp phần tạo nên thảm họa này.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences do các nhà nghiên cứu thuộc Công ty tư vấn GeoScience tại Arizona cho biết:
Nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của 3/4 số động vật thời kỳ này là do 3 yếu tố: Sự va chạm với sao chổi, con người và biến đổi khí hậu.
Những khối đá từ không gian đã đâm vào những dòng sông băng ở phía Đông Canada khoảng 12.900 năm trước, đây có thể là lý do chính khiến loài voi Ma - mút bị tuyệt chủng.
Kỷ Băng Hà sẽ còn quay lại...
Con người có nguy cơ phải đối mặt với thời kỳ băng hà trong tương lai không xa. Ảnh Internet.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng thời kỳ băng giá rất có thể sẽ quay lại trong ít nhất 1.000 năm nữa. Con người thải khí CO2 ra bầu khí quyển trong một thời gian dài cũng đang góp phần khiến cho băng hà băng giá sớm quay trở lại.
Nguồn tham khảo: Sciencefocus, Wiki