Nếu hỏi bố mẹ mình về những điều xảy ra lúc nhỏ của bạn, chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên vì nó giống như câu chuyện của người khác vậy. Bạn chẳng có chút ký ức nào như vậy cả!
Giống như ký ức ở lứa tuổi đó đã bị xóa đi vậy, nhưng đừng lo vì đây là điều hết sức bình thường và hầu như ai cũng gặp phải.
Bạn có thể nhớ về cô giáo mầm non ngày xửa ngày xưa và một số chuyện ở lứa tuổi rất nhỏ ấy, nhưng trước đó thì có lẽ giống như một tờ giấy trắng mơ hồ.
Tại sao chúng ta không tài nào nhớ nổi những chuyện xảy ra lúc nhỏ?
Dù cố gắng thế nào cũng không thể nhớ được những chuyện lúc mới lọt lòng. Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học chứng minh hầu hết chúng ta sẽ quên hết những gì đã xảy ra ở độ tuổi từ 1 - 6 tuổi. Đặc biệt từ 1 - 2 hầu như chúng ta không còn nhớ gì.
Với công bố của của Monograps năm 2000, trẻ em từ 2 - 3 tuổi chỉ có thể nhớ lại những sự kiện đã xảy ra trước đó vài tháng. Như vậy có nghĩa là đến tuổi trưởng thành, chúng ta hầu như đã quên hết những gì xảy ra ở tuổi thơ của mình.
Nguyên nhân của việc này là gì?
Đặc điểm khác biệt của bộ não trẻ so với khi trưởng thành
Trẻ em có bộ não khác rất nhiều khi lớn. Ảnh minh họa.
Điều đầu tiên chính là bộ não khác biệt của trẻ ở lứa tuổi này, với bộ não phát triển chưa hoàn thiện (thường tới tận 18 - 20 tuổi mới hoàn thiện) thì việc này cũng khá dễ hiểu. Đồng thời bộ não của trẻ lúc bấy giờ chỉ học ngôn ngữ và các kỹ năng cơ bản.
Tiếp đó, khả năng ngôn ngữ và hình ảnh mới phát triển với vốn từ vựng khá nghèo nàn cũng là trở ngại cho việc mô tả lại ký ức và tổ chức được ký ức đó trong não.
Điều đó đã một phần gây hạn chế cho việc ghi nhớ vì con người ghi nhớ chủ yếu bằng liên tưởng hình ảnh.
Não bộ của trẻ lúc này rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Ảnh Internet.
Việc thiếu nền tảng từ vựng và kho dữ liệu hình ảnh chính là điều trở ngại lớn nhất làm trẻ khó có thể lưu giữ ký ức được.
Nhưng các nhà khoa học cũng cho rằng, ký ức của chúng ta không hoàn toàn như tờ giấy trắng. Thật ra vẫn có những ký ức được ghi nhớ nhưng chúng nằm sâu ở bộ nhớ, chúng ta khó lòng "kích hoạt" và "truy cập" những vùng ký ức này.
Quá trình đào thải các tế bào no - ron không cần thiết (quy luật xén tỉa) đã vô tình "xóa" đi một phần ký ức.
Mặt khác, trong quá trình này bộ não trẻ phát triển với tốc độ chóng mặt, thật khó tin khi chỉ mới ra đời bộ não trẻ đã có tới 100 tỷ tế bào thần kinh (tế bào thần kinh là tế bào duy nhất trong cơ thể không thể tái tạo), trong đó vỏ đại não chiếm 14 tỷ tế bào.
Khoa học đã xác nhận hồi hải mã (hippocampus) nằm ở não trước chính là khu vực sản xuất tế bào thần kinh duy nhất. Các nhà khoa học tin rằng đây chính là nguyên nhân tạo nên kí ức.
Nếu không sử dụng, các no - ron sẽ bị thay thế và biến mất. Ảnh internet.
Kích thước của các tế bào thần kinh lúc này vẫn còn nhỏ, các sợi nhánh và các trục thần kinh chưa hình thành nhiều vì các sợi trục chưa được myelin hóa, chưa có thông tin truyền qua lại giữa các nơ-ron (tế bào thần kinh).
Với số lượng khổng lồ như vậy, có thể nói bộ não trẻ em ở lứa tuổi này (3 năm đầu đời) mang một tiềm năng vô cùng lớn mà các nhà khoa học khuyên các bậc phụ huynh nên chú trọng kích thích để giữ gìn số lượng nơ-ron đó.
Ở giai đoạn này não hoàn thành tới 70 – 80% liên kết giữa các tế bào thần kinh, nên có thể xem là giai đoạn "vàng" trong sự phát triển não bộ.
Nếu không được kích thích đúng cách, các tế bào này sẽ mất dần theo thời gian (quy luật xén tỉa) tức là tế bào thần kinh nào không sử dụng sẽ mất đi để bộ não đạt hiệu quả tốt nhất.
Theo nhà tâm thần học Richard Morris đến từ Đại học Edinburgh, hồi hải mã giống như một chiếc máy tính chứa các thư mục lộn xộn. “Mỗi lần như vậy chúng ta lại phải dọn sạch nó.
Có lẽ đây là mục đích của quá trình sản xuất các nơ-ron thần kinh – hệ thống dọn dẹp hồi hải mã".
Ký ức lúc nhỏ như những mảnh ghép rời rạc. Ảnh minh họa.
Ngược lại, khi được tiếp xúc càng nhiều sự vật hiện tượng từ môi trường xung quanh, các tế bào não càng được được kích thích hoạt động, chúng bắt đầu liên hệ với nhau.
Một mạng lưới các nơ-ron được hình thành và bắt đầu phát triển liên thông, tạo ra hệ thống truyền tải thông tin giúp cho trẻ thông minh, hoạt động tâm sinh lý trở nên phong phú đa dạng hơn.
Vậy nên tiềm năng của não bộ sẽ theo quy luật giảm dần (Học thuyết tăng giảm) nghĩa là giáo dục càng muộn thì tiềm năng có được của con người được phát huy càng ít. Các bậc phụ huynh cần lưu ý điều này!
Trong quá trình "sàng lọc" này của trẻ, hoặc dùng hoặc mất đi nên số lượng tế bào thần kinh biến động rất lớn, các tế bào không được kích hoạt sẽ bị mất đi để thích ứng với môi trường, điều này vô tình làm ký ức cũng bị mất đi.
Khi càng trẻ càng thu nạp nhiều kiến thức việc này đồng nghĩa với não phải đào thải đi các nơ-ron chuyên giữ chức năng lưu giữ kí ức. Vậy nên chúng ta bị mất đi khá nhiều nơ-ron ký ức ở thời điểm này.
Dù không thể nhớ về những điều xảy ra trong quá khứ, nhưng những ký ức này vẫn ẩn sâu trong tiềm thức. Ảnh minh họa.
Ngoài ra theo tâm lí học khẳng định: Con người chỉ lưu giữ kí ức khi biết cái tôi của mình, với lứa tuổi này hầu hết các trẻ đều ý thức được cái tôi cá nhân của mình nên chúng khó có thể nhớ được kí ức.
Như vậy các lí do trên đã chứng minh được chúng ta sẽ quên đi những gì xảy ra khi còn bé, đó là một trong những quy luật của tự nhiên.
Quy luật đó giúp chúng ta tồn tại, phát triển và nhận biết thế giới cũng như khám phá những bí ẩn kì diệu của tạo hóa và vũ trụ.
Tham khảo nhiều nguồn