Tất cả mọi đứa trẻ đều thích được mua đồ chơi, quần áo, đồ dùng mới... Mỗi lần có cơ hội đi siêu thị, trung tâm thương mại cùng cha mẹ, các bé sẽ đưa ánh mắt hau háu đầy thích thú nhìn những món đồ lấp lánh, rực rỡ sắc màu.
Và đôi khi các con sẽ mè nheo để vòi mua bằng được 1 món gì đó và có thể chúng quá khả năng chi trả của cha mẹ. Tuy nhiên, đừng bao giờ từ chối chúng với lý do: "Món đồ này quá đắt để mua" hay "Nhà mình không đủ tiền đâu".
Khi cha mẹ nói điều đó chẳng cảm thấy gì vì họ không suy nghĩ nhiều. Đơn giản, đây là 1 cách hay dập tắt đi đòi hỏi của con. Tuy nhiên, thực tế là những đứa trẻ đã lắng nghe và suy nghĩ nhiều hơn cha mẹ tưởng. Và câu nói này cũng có một số tác động tiêu cực đến cảm xúc, tâm lý của trẻ.
Trẻ lo lắng và bị trưởng thành quá sớm
Bạn muốn con sớm nhận biết về vấn đề tài chính là tốt nhưng điều đó không có nghĩa phải công khai toàn bộ số tiền trong túi của mình. Chia sẻ quá đà về chuyện tiền bạc có thể khiến các con lo lắng, trong khi chúng không nên chịu những gánh nặng tài chính của gia đình. Hãy để tuổi thơ của con trải qua thật vô tư, đừng đặt những xiềng xích vô hình này lên vai trẻ em.
Trẻ tự ti, cảm thấy thấp kém
Trên thực tế, nếu gia đình không hạnh phúc như những đứa trẻ khác, chúng dễ bị tự ti. Các bé không chủ động kết bạn, cũng không sẵn sàng thể hiện bản thân trong một tập thể mới. Thậm chí, nhiều bé còn cảm thấy thấp kém khi so sánh với những người khác. Kiểu tự ti này do gia đình gây ra cũng giống như sự ra đời của gia đình. Thật khó để thoát khỏi khi chúng lớn lên.
Chuyện tiền bạc cũng vậy, nếu từ bé trẻ luôn bị ám ảnh rằng nhà mình không có tiền, nhà mình nghèo, chúng cũng nảy sinh cảm giác tự ti. Hành vi tưởng như vô thức của cha mẹ lại làm tổn thương con cái rất nhiều.
Vậy cha mẹ nên làm thế nào?
Có vô vàn cách để cha mẹ từ chối đòi hỏi mua sắm của con cái mà không gây ảnh hưởng tâm lý, thậm chí còn có thể tạo động lực cho các con cố gắng hơn.
1, Tiền có thể tiêu nhưng nó cần phải được chi tiêu ở một nơi hợp lý.
Hãy nói với con rằng cha mẹ không tiếc tiền mua cho con những cuốn sách để mở mang kiến thức, 1 đôi giày tập luyện thể thao tốt cho sức khỏe hay 1 cây bút xịn sò để luyện chữ đẹp... nhưng món đồ chơi này thì không. Bố mẹ chỉ chi cho những gì cần thiết và có ích.
2, Chi tiêu cần có kế hoạch
Nếu cha mẹ muốn dạy con về tài chính, tốt hơn hết hãy chỉ cho chúng biết lập kế hoạch chi tiêu thay vì tiết lộ số tiền thật trong ví. Khi chúng đòi hỏi 1 món đồ chơi xa xỉ và không cần thiết, cha mẹ hãy giải thích rằng trong tháng này chúng ta đã tiêu hết tiền cho những khoản quan trọng khác. Và nếu như mua món đồ chỉ để cho vui này, con sẽ phải từ bỏ 1 thứ khác.
Hãy đưa ra khoản chi thực tế - cái mà con cực thích để ví dụ. "Chuyến đi công viên nước vào dịp cuối tuần sẽ bị hủy nếu như con mua món đồ chơi này". Bằng cách đó trẻ sẽ chấp nhận việc thôi đòi hỏi.
Khi chúng đòi hỏi 1 món đồ chơi xa xỉ và không cần thiết, cha mẹ hãy giải thích rằng trong tháng này chúng ta đã tiêu hết tiền cho những khoản quan trọng khác.
3, Tiền còn được thưởng khi các con xứng đáng
Ví dụ, con đạt được 5 điểm 10 môn toán, cha mẹ sẽ thưởng cho con 1 vé xem phim hoạt hình yêu thích. Con tự dọn dẹp đồ chơi, biết rửa cốc chén, tưới cây... cha mẹ sẽ mua cho 1 món đồ chơi...
Đó là cách đang được nhiều cha mẹ áp dụng vừa khiến con không có những đòi hỏi vô lý, vừa giúp con nỗ lực hơn trong cuộc sống. Hãy cho trẻ biết rằng, bố mẹ đã vất vả kiếm tiền nên sẽ không tự nhiên mà cho con, đưa ra những điều kiện để con hiểu được giá trị của đồng tiền.