Mặc dù một số nhỏ các nhà khoa học và những người hoài nghi khác vẫn tranh cãi về "sự chân thật" của sự ấm lên toàn cầu, phần lớn vẫn thống nhất rằng: do sự thay đổi khí hậu do con người tạo ra, hành tinh nóng lên không ngừng trong 800.000 năm qua.
Theo HowStuffWorks, một nghiên cứu của Đại học Exeter ở Anh và Đại học Queensland Australia được công bố trên tạp chí Scientific Reports tháng 10 năm 2017, ước tính có bao nhiêu lượng khí cacbonic không vào bầu khí quyển vì những nỗ lực trước đây nhằm bảo vệ các khu rừng nhiệt đới rộng lớn ở Nam Mỹ, Châu Phi và Châu Á.
Đây là nghiên cứu đầu tiên nhằm xem xét tác động của rừng phòng hộ đối với giảm phát thải cacbon.
Các tác giả nghiên cứu tập trung vào những năm 2000 đến năm 2012. Các khu vực mà họ nghiên cứu chiếm 20 phần trăm rừng nhiệt đới của thế giới, cung cấp môi trường sống cho một loạt các loài, cũng như đất đai cho các di tích lịch sử như tàn tích của Incan Machu Picchu ở Peru.
Theo thống kê, các vườn quốc gia được bảo vệ và các khu bảo tồn thiên nhiên - theo nghiên cứu cho biết chiếm tới 15% diện tích mặt đất của Trái đất - giảm lượng khí thải carbon xuống còn 1/3.
Nói cách khác, nếu không có gì đã được thực hiện để bảo vệ những vùng đất này, và các khu rừng đã được sử dụng để làm nhiên liệu hoặc nông nghiệp, thay đổi khí hậu sẽ diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Chúng ta biết rằng, một nguyên tử carbon kết hợp với hai nguyên tử oxy chuyển thành carbon dioxide, khí nhà kính giữ nhiệt là nguyên nhân hàng đầu cho hành tinh nóng lên của chúng ta.
Các tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Dan Bebber thuộc Đại học Exeter và Tiến sĩ Nathalie Butt của Đại học Queensland ước tính rừng nhiệt đới được bảo vệ trong nghiên cứu đã ngăn chặn 407 triệu tấn carbon đi vào bầu khí quyển mỗi năm từ năm 2000 đến năm 2012.
Để so sánh, nước Anh đã thải ra môi trường 381 triệu tấn cacbon vào năm 2016 và đây là năm họ thải ra lượng cacbon thấp nhất kể từ thế kỷ thứ 19. Bebber nói:
"Các khu bảo tồn nhiệt đới thường được đánh giá cao vì vai trò của họ trong việc bảo vệ đa dạng sinh học.
Nghiên cứu của chúng tôi làm nổi bật những lợi ích bổ sung của việc duy trì độ che phủ của rừng để giảm phát thải cácbon điôxit xuống khí quyển, do đó giúp làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu".