Đây là hình ảnh về thiết bị theo dõi tín hiệu điện thoại của cảnh sát Mỹ

Dink |

Nghe danh đã lâu, giờ mới gặp mặt!

Nhiều năm trời ẩn mình trong bí ẩn, người ta đồn rằng cảnh sát Mỹ (cũng có thể ở nhiều nơi khác nữa) vẫn sử dụng một thiết bị dò tìm mạnh mẽ mang tên Stingrays, một thiết bị bắt sóng đề theo dõi điện thoại di động.

Trong một vài năm gần đây, sau nhiều vụ việc gây tranh cãi thì ta cũng có được nhìn thấy một vài hình ảnh “loài” Stringray này xuất hiện. Thực tế đó cũng mới chỉ là những hình ảnh được đăng tải trực tuyến chứ chưa có ai bắt gặp được Stingray ngoài đời thực cả.

Đây là hình ảnh của một thiết bị bắt sóng điện thoại. Chức năng của chúng là lừa cho thiết bị di động kết nối tới mình, bằng cách giả dạng một cột phát sóng điện thoại. Thông thường, thiết bị này sẽ được đặt trên phương tiện di chuyển của cảnh sát, nhân viên điều tra.

Đây là hình ảnh về thiết bị theo dõi tín hiệu điện thoại của cảnh sát Mỹ - Ảnh 1.

Thiết bị bắt tín hiệu được cảnh sát Florida sử dụng.

Nhiều người cho rằng một thiết bị như vậy sẽ vi phạm đời tư nghiêm trọng. Những người có được thiết bị này sẽ có thể kết nối được, không chỉ với thiết bị của đối tượng đang bị theo dõi mà là bất kì thiết bị di động phát sóng nào.

Chất lượng hình ảnh dù khá tệ nhưng ta có thể thấy rằng ít nhất 3 trong số 4 thiết bị ở đó là mẫu Harpoon được tạo nên bởi Tập đoàn Harris. Dưới đây là hình ảnh duy nhất về thiết bị mẫu Harpoon được đăng tải hồi năm 2013.

Đây là hình ảnh về thiết bị theo dõi tín hiệu điện thoại của cảnh sát Mỹ - Ảnh 2.

Đây là cận cảnh mặt trước của thiết bị mẫu Harpoon.

Đây được cho là thiết bị khuếch đại có thể tăng khả năng nhận tín hiệu của Stingray II và “cải thiện hiệu suất của hệ thống kênh đơn Stingray và KingFish”, một hệ thống giám sát khác của Harris.

Một tấm ảnh khác bị lộ ra nằm tại mắt sau của thiết bị, nó gồm có số thiết bị được cấp phép bởi Ủy ban Liên lạc Liên bang và một chuỗi barcode xác nhận đây là tài sản của Lực lược Pháp luật Florida.

Đây là hình ảnh về thiết bị theo dõi tín hiệu điện thoại của cảnh sát Mỹ - Ảnh 3.

Một nhân viên cũ xin được giấu danh tính của công ty Harris khẳng định rằng những bức ảnh chụp thiết bị thực, và nhân viên đó cũng nói thêm rằng có những thiết bị khác nhau được sử dụng cho những mục đích khác nhau. Nhưng dù có một vài khác biệt trong chức năng, chúng vẫn đều nằm chung trong một hệ thống theo dõi.

Tập đoàn Harris chủ yếu bán những thiết bị theo dõi này cho các đơn vị chính phủ trên toàn bộ nước Mỹ và họ cũng đã cố gắng giữ bí mật này bấy lâu nay. 

Họ yêu cầu khách hàng của mình kí những thỏa thuận giữ bí mật, FBI thậm chí cũng ngăn cấm cảnh sát địa phương đưa ra bất cứ thông tin gì về thiết bị này. Thậm chí, có những trường hợp cảnh sát thà dừng khởi tố còn hơn là phải đưa thông tin về thiết bị theo dõi này ra cho công chúng biết.

Đây là hình ảnh về thiết bị theo dõi tín hiệu điện thoại của cảnh sát Mỹ - Ảnh 4.

Những vấn đề về bảo mật cá nhân cũng như những sự vụ rùm beng về chống việc theo dõi mà không được cho phép đã dẫn tới những kết quả khả quan hơn cho người dân. Cảnh sát giờ đây phải xin giấy phép trước khi sử dụng những thiết bị theo dõi này.

Thêm một chút hiểu biết về thứ thiết bị cảnh sát Mỹ vẫn sử dụng và cố gắng giữ bí mật bấy lâu nay. Và không phải tự nhiên mà cảnh sát cố gắng giữ bí mật về thứ đồ chơi công nghệ cao này.

Tham khảo Motherboard

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại