Đây là câu chuyện đằng sau bức ảnh vị bác sĩ người Nga tự phẫu thuật ruột thừa cho chính mình

Dink |

Một trong những hình ảnh biểu tượng cho ý chí sống còn của con người thuộc mọi thế hệ.

Bắc Cực chìm trong tuyết lạnh cũng là lúc ông Leonid Rogozov, lúc ấy 27 tuổi cảm thấy mệt mỏi, đuối sức và buồn nôn. Chẳng lâu sau, một cơn đau trỗi dậy bên bụng phải của ông. Kinh nghiệm của một bác sĩ nói cho ông biết rằng đó là một cơn đau ruột thừa.

“Đó là một ca bệnh ông đã làm rất nhiều lần rồi, và tại thế giới văn minh thì đó là ca mổ thường ngày. Nhưng không may là ông đang chẳng ở thế giới văn minh – ông đang nằm giữa một vùng đất hoang lạnh lẽo”, Vladislav Rogozov, con trai ông nói.

Đây là câu chuyện đằng sau bức ảnh vị bác sĩ người Nga tự phẫu thuật ruột thừa cho chính mình - Ảnh 1.

Leonid Rogozov nằm cạnh người bạn của ông, Yuri Vereschagin.

Ông Rogozov thuộc đoàn thám hiểm Bắc Cực thứ sáu của Liên Bang Xô-viết, đội ngũ bao gồm 12 người đóng quân tại một tiền đồn tại Ốc đảo Schirmacher. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đội ngũ sẽ ở lại tại đây, đợi mùa đông qua đi.

Đến cuối tháng Tư, thì điều không may đã xảy đến – tính mạng của ông Rogozov bị đe dọa, trong hoàn cảnh chẳng còn ai có thể giúp được cả.

Con tàu chở những con người dũng cảm này đã đi hết 36 ngày để tới được đây, và nó sẽ không quay trở lại trong vòng 1 năm nữa. Điều kiện thời tiết lúc ấy cũng khiến việc bay là bất khả thi.

Ông là người được đào tạo y duy nhất trong số 12 người đóng tại đây, vì thể chẳng ai còn có thể giúp được Rogozov ngoài chính bản thân ông. Rogozov sẽ phải tự tiến hành phẫu thuật cho chính mình.

Đêm đó tôi không thể ngủ được. Đau như quỷ ấy! Một cơn bão tuyết lạnh giá quét thấu tâm hồn tôn, hú lên như 100 con chó hoang”, Rogozov viết trong nhật ký của mình.

Ông cảm thấy tử thần đang dần tiến tới. “Tôi phải tính tới cách duy nhất cho phép tôi sống sót – tôi phải tự mình phẫu thuật ... Gần như bất khả thi ... nhưng tôi không thể khoanh tay chờ chết được”.

Đây là câu chuyện đằng sau bức ảnh vị bác sĩ người Nga tự phẫu thuật ruột thừa cho chính mình - Ảnh 2.

Leonid Rogozov bế Vladislav trên tay, lúc ấy mới là năm 1969.

Ông vẽ ra một bản kế hoạch chi tiết với những đồng nghiệp về cách tiến hành ca phẫu thuật, giao nhiệm vụ cho từng người một. Sẽ có hai trợ lý chính đưa dụng cụ mổ cho ông, đặt đèn sao cho sáng và một người sẽ giữ gương để Rogozov thực hiện phẫu thuật.

Người chỉ huy tiền trạm Bắc Cực này cũng có mặt tại giường phẫu thuật, đề phòng một trong hai phụ tá kia ngất.

Ông chỉ rõ cho họ cách tiếp tục phẫu thuật khi chính bản thân Rogozov ngất lịm, cách tiêm adrenaline và hô hấp nhân tạo để hồi phục ông. Sau khi kế hoạch chi tiết được thảo ra, ông bắt đầu tiến hành mổ.

Lượng thuốc mê được đưa vào cơ thể không được quá nhiều để ông có thể tỉnh táo suốt quá trình diễn ra phẫu thuật, điều đó cũng đi kèm với việc ông không thể sử dụng bất kì loại thuốc giảm đau nào trong quá trình phẫu thuật.

Những người trợ lý đáng thương! Trong năm phút cuối tôi, tôi đưa mắt nhìn họ. Họ đứng đó trong bộ đồ phẫu thuật trắng, và mặt họ thì còn trắng hơn cả bộ đồ”, Rogozov viết.

Tôi cũng sợ chứ. Nhưng khi tôi cầm cây kim thuốc mê lên và tiêm một liều, bằng một cách nào đó tôi chuyển sang chế độ phẫu thuật, và chẳng còn để ý tới thứ gì khác”.

Đây là câu chuyện đằng sau bức ảnh vị bác sĩ người Nga tự phẫu thuật ruột thừa cho chính mình - Ảnh 3.

Bức ảnh huyền thoại về người đàn ông dũng cảm tự cắt ruột thừa cho mình.

Tấm gương được một trong hai người trợ lý cầm cũng chẳng giúp ích được mấy, vì mọi thứ hiển thị đều bị ngược.

Vậy là ông phải tự cảm nhận ruột mình bằng đôi tay trần, nhằm có được cảm giác phẫu thuật tốt nhất. Máu chảy nhiều, ông bắt đầu choáng váng và lịm đi, mỗi năm phút Rogozov lại phải nghỉ khoảng 20 giây để giữ tỉnh táo.

Và cuối cùng, nó đây rồi, mẩu ruột thừa đáng nguyền rủa! Tôi kinh hãi nhìn thấy một miếng ruột màu đen. Vậy là nếu để thêm một ngày nữa, ruột thừa của tôi sẽ vỡ”.

Sau khi gỡ được phần ruột thừa và khâu lại thành công, ông yêu cầu phụ tá dọn dẹp sạch sẽ phòng phẫu thuật và dụng cụ y tế, trước khi uống kháng sinh và thuốc ngủ. Ca phẫu thuật kéo dài tổng cộng gần 2 tiếng, từ lúc ông bắt đầu đường dao đầu tiên cho tới khi khâu đường chỉ cuối cùng.

Hai tuần sau khi phẫu thuật, ông Rogozov đã hoàn toàn bình phục và trở lại công tác bình thường.

Đây là câu chuyện đằng sau bức ảnh vị bác sĩ người Nga tự phẫu thuật ruột thừa cho chính mình - Ảnh 4.

Giữa vùng băng tuyết lạnh lẽo, ý chí sống còn của con người bị thử thách tới mức tận cùng.

Câu chuyện về lòng dũng cảm, về ý chí sống còn phi thường này vẫn chưa hết bi kịch. Thời tiết quá xấu khiến cho con tàu không thể giải cứu họ khỏi cái lạnh phương Bắc, không thể đón họ theo lịch trình. Đội ngũ tưởng rằng họ sẽ ngồi lại trạm hơn một năm nữa.

Với ông Rogozov, thì đây quả là quãng thời gian gian gian khổ nhất mà một bác sĩ phải chịu đựng.

Nhưng cũng may mắn là một đội máy bay một động cơ đã được cử tới để giải cứu họ. “Mà kịch tính thay, một trong số những chiếc máy bay đưa họ về còn suýt bị rơi xuống biển”, con trai ông Rogozov, anh Vladislav nhớ lại lời kể của cha mình.

Vị bác sĩ thử thách tử thần này trở về nhà như một người hùng dân tộc. Câu chuyện sống sót đầy dũng cảm của ông trở thành cảm hứng cho mọi thế hệ người.

Mà mới chỉ 18 ngày trước khi buổi phẫu thuật này diễn ra, một người Nga khác, Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên ra ngoài Vũ trụ. Điều hiển nhiên đã xảy đến, người ta đưa cả hai lên thành những hình tượng của đất nước.

Cả hai người đều cùng ở tuổi 27, cả hai đều xuất thân từ tầng lớp lao động, và họ đều làm được những điều kì diệu nhân loại chưa từng chứng kiến. Họ đều là hình mẫu lý tưởng cho người hùng dân tộc”, Vladislav nói.

Đây là câu chuyện đằng sau bức ảnh vị bác sĩ người Nga tự phẫu thuật ruột thừa cho chính mình - Ảnh 5.

Leonid Rogozov trở về nhà như một người anh hùng dân tộc.

Ông được Liên bang Xô-viết trao tặng Huân chương Cờ đỏ Lao động, nhờ những đóng góp của mình với đất nước và nhờ sự dũng cảm của ông khi đối mặt với cái chết. Sự dũng cảm ấy cũng trở thành biểu tượng cho toàn bộ thế hệ ấy và mãi về sau này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại