Như một nhà vật lý chưa lấy bằng học tại Đại học Oxford, chuyên nghiên cứu về kĩ thuật tên lửa giãi bày, thì khoa học tên lửa, hay cụ thể hơn là kĩ thuật tên lửa, cực kì khó.
Dù rằng cái ý tưởng bay ra Vũ trụ rồi quay về Trái Đất tuyệt vời lắm, nhưng ẩn đằng sau nó là những hiểm họa chết người.
Những phi hành gia trên Apollo 1 chưa rời được bệ phóng khi ngọn lửa kinh hoàng từ Vụ nổ tàu cướp đi sinh mạng của họ. Con tàu Challenger phát nổ trên không trung. Con tàu Columbia nổ tung trên đường đáp đất.
Nhưng trong số những tai nạn thảm khốc ấy, chỉ có ba người duy nhất bỏ mạng trên Vũ trụ.
Đó là Georgy Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patasyev – ba nhà du hành Vũ trụ dũng cảm người nga. Họ bỏ mạng khi cách đất mẹ 168 km, và giới hạn giữa tầng khí quyển của ta và Vũ trụ sâu thẳm kia là 100 km.
Ba người đã chính thức bỏ mạng ngoài Vũ trụ, và tại Nga, họ đã có một ngày tưởng niệm của riêng mình tại thủ đô Moscow.
Họ là ba phi hành gia tham gia vào sứ mệnh mang tên Soyuz 11. Tàu phóng vào ngày mùng 6 tháng Sáu năm 1971, kết nối thành công với trạm Vũ trụ Salyut 1. Sự kiện này đánh dấu mốc lần đầu tiên con người có thể kết nối tàu với một trạm Vũ trụ và sống trên đó.
Ba người họ thực hiện những công việc thông thường trên trạm vũ trụ. Họ thử khả năng chèo lái của trạm, quan sát bề mặt Trái Đất từ trên cao, lần đầu tiên thử nghiệm xem con người có thể sinh sống thế nào trên không gian trong một thời gian dài.
Trước thời điểm ba người họ sinh sống trên trạm Salyut 1, nhân loại chưa từng có ai sống trên Vũ trụ lâu như vậy.
Ngoài một vụ cháy nhỏ diễn ra vào ngày thứ 11 trên trạm, mọi thứ diễn ra suôn sẻ. Vào ngày thứ 22, họ lên tàu Soyuz, chuẩn bị hành trình trở về.
Tàu Soyuz bao gồm ba phần chính, nhưng chỉ phần buồng lái mới có trách nhiệm đưa ba phi hành gia xuống mặt đất. Những con vít sẽ nổ bung ra để tách khoang lái kể trên khỏi phần còn lại của quả tên lửa.
Vấn đề nằm tại đó: những con vít đã không nổ lần lượt theo đúng như thiết kế, mà lại nổ cùng một lúc. Vụ nổ ấy quá lớn, khiến cho thành tàu không chịu được, nó nứt ra và bắt đầu rò rỉ.
Một khi khoang lái ấy rò rỉ không khí ra không gian, phi hành đoàn chỉ có 13 giây để tìm thấy khe hở, hàn nó lại trước khi họ mất khả năng điều khiển tàu. Nếu không, sau 60 giây, họ sẽ bất tỉnh và chỉ trong vòng 2 phút, họ sẽ bỏ mạng.
Những nhà điều tra vụ nổ xác định rằng ba phi hành gia sẽ phải mất 52 giây để hàn kín được khe hở. Từng đó thời gian là quá nhiều, số phận ba phi hành gia đã an bài khi vết hở đó xuất hiện.
Quá trình hạ cánh được hệ thống xử lý tự động hoàn toàn, vì thế trạm quan sát mặt đất sẽ không hay biết gì cho đến khi con tàu đáp đất.
Họ bỏ mạng ngoài không gian, và không an biết cho tới khi họ được con tàu đưa về đất mẹ. Khi được cứu ra, cơ thể của Dobrovsky vẫn còn ấm. Những nỗ lực cố gắng cứu lấy mạng ba phi hành gia dũng cảm đều bất thành.
Tai nạn này khiến cho NASA cực kì bối rối. Chưa từng có cá nhân nào ra ngoài vũ trụ lâu như ba phi hành gia này.
Cho tới khi kết quả điều tra được chính thức công bố, người ta vẫn tin rằng ba phi hành gia đã thiệt mạng vì ở quá lâu trên Vũ trụ. Họ đã đính phóng một trạm Vũ trụ của chính mình hồi năm 1973 mang tên Skylab, nhưng đã phải hoãn lại vì sự cố trên.
May mắn thay, kết quả khám nghiệm cho thấy ba phi hành gia đã chết vì ngạt khí trong buồng lái, do xuất hiện một khe hở trên tàu. Kết luận cho thấy việc sinh sống ngoài Vũ trụ an toàn và nhờ đó, những sứ mệnh Vũ trụ sau này mới diễn ra suôn sẻ, không có quá nhiều lo lắng.
Việc ba phi hành gia người Nga thiệt mạng cũng khiến mối quan tâm về an toàn du hành Vũ trụ được đẩy cao. Nếu như họ mặc bộ đồ phi hành gia vào, có lẽ cả ba người đã sống sót. Vì thế, sau sự cố đáng tiếc trên, luật lệ yêu cầu tất cả các phi hành gia lên Vũ trụ đều sẽ phải mặc bộ đồ chuyên dụng.
Họ không được biết tới rộng rãi, nhưng sự hi sinh của họ vẫn được nhớ tới. Trên Mặt Trăng, có một tấm bảng tưởng nhớ tới tất cả những phi hành gia đã bỏ mạng trên Vũ trụ, được đặt lại sau sứ mệnh lên Mặt Trăng của tàu Apollo 15.
Trên tấm bảng đó có tên của Georgy Dobrovolsky, Vladislav Volkov và Viktor Patasyev.
Trên bề mặt Mặt Trăng, ba hố thiên thạch được đặt theo tên của họ, một nhóm những ngọn đồi trên Sao Diêm Vương được đặt tên là Soyuz Colles, để tưởng nhớ tới sứ mệnh Vũ trụ trên.
Tấm bảng ghi nhớ những người đã bỏ mạng trong lịch sử ngành Vũ trụ.
Tại nước Nga, ba nhà du hành Vũ trụ này được vinh danh như những người hùng. Họ đã bỏ mạng, nhưng sự hi sinh của họ đã khiến những chuyến du hành Vũ trụ sau này của nhân loại an toàn hơn nhiều.
Lại nói về sự khó khăn của việc du hành Vũ trụ, có một ví dụ rất hay về độ khó của nó, được kể ra bởi người được nhắc tới ở đầu bài viết: Jack Fraser, nhà vật lý chưa lấy bằng học tại Đại học Oxford.
Vào ngày 28 tháng Một năm 1986, tàu con thoi Challenger nổ tung khi mới đi lên không trung được 73 giây. Tai nạn kinh hoàng này đã khiến toàn bộ phi hành đoàn gồm 7 người thiệt mạng.
Đây là thiết bị đã gây ra thảm họa trên, một chiếc vòng cao su hình chữ O. Lý do là gì? Là do cái vòng này đã có nhiệt độ thấp một cách bất thường.
Một con tàu con thoi có 2,5 triệu mảnh chuyển động nhỏ, giúp cho con tàu được phóng an toàn. Chỉ một yếu tố trong 2,5 triệu kia quá sức chịu đựng, toàn bộ sứ mệnh Vũ trụ sẽ kết thúc trong ngọn lửa.
Một ví dụ rõ ràng, cho thấy khoa học tên lửa, kĩ thuật tên lửa khó và rủi ro đến mức nào.
Nó lại càng khiến ta khâm phục những vị anh hùng sẵn sàng đối mặt với những rủi ro ấy, để tiến vào Vũ trụ, phục vụ cho mục đích khao khát tri thức vô tận của nhân loại.