Đây là 3 loài thủy quái đã tồn tại trên đời từ trước cả khi khủng long xuất hiện đến nay

Oct |

Trải qua hàng trăm triệu năm, lũ thủy quái này thậm chí còn chẳng thay đổi hình dáng so với tổ tiên của chúng ngày xưa.

Khoảng 230 triệu năm trước, khủng long bắt đầu phân nhánh từ tổ tiên của chúng và bắt đầu thống trị mặt đất.

Nhưng chúng không phải là những loài đầu tiên xuất hiện, mà danh hiệu đó thuộc về một số loài thủy sinh. Và trong đó, có những sinh vật xứng đáng được gọi là "hóa thạch sống", vì tin được không, qua hàng trăm triệu năm chúng vẫn không hề thay đổi so với tổ tiên ngày trước.

Đó là những sinh vật nào? Danh sách những loài thủy quái ấy ở ngay dưới đây.

1. Cá mút đá (Lamprey - 200 triệu năm)

Bản thân ngoại hình của cá mút đá cũng đủ để khiến tên gọi "thủy quái" không phải là hư danh. Nhưng quan trọng hơn, chúng còn nằm trong danh sách những quái vật lâu đời nhất, khi khoa học ước tính chúng tồn tại từ cách đây ít nhất là 200 triệu năm.

Đây là 3 loài thủy quái đã tồn tại trên đời từ trước cả khi khủng long xuất hiện đến nay - Ảnh 1.

Cá mút đá

Cá mút đá có một thân hình trụ dài giống loài lươn và có thể phát triển lên đến 120cm và nặng tới 2,3 kg.

Vì thuộc giống cá không hàm, nên miệng của chúng chỉ toàn răng là răng, được xếp vòng tròn theo hình xoáy ốc bao phủ toàn bộ vòm miệng.

Đây là 3 loài thủy quái đã tồn tại trên đời từ trước cả khi khủng long xuất hiện đến nay - Ảnh 2.

Bộ răng đáng sợ của cá mút đá

Theo giới khoa học, kết cấu ấy đặc biệt phù hợp với cá mút đá, vì chúng là loài cá hút máu. Khi gặp thời cơ, chúng sẽ bám chặt lấy thân thể con mồi, xoáy ngập răng vào đó cho đến khi nạn nhân phải bật máu.

Hơn nữa, cơ chế hút máu của cá mút đá cũng khá giống muỗi: cả 2 loài đều được trang bị hóa chất chống đông máu trong nước bọt, để đảm bảo rằng "bữa ăn" của mình không bị vón cục.

Tuy nhiên, loài cá này còn đặc biệt nguy hiểm ở chỗ vết cắn của nó có thể khiến con mồi mất máu đến bất tỉnh rồi chết. Ngoài ra, chúng còn sẵn sàng tấn công con người nếu bị làm phiền.

Đây là 3 loài thủy quái đã tồn tại trên đời từ trước cả khi khủng long xuất hiện đến nay - Ảnh 3.

Một con cá mút đá có thể "làm thịt" 18kg cá trong một vòng đời

Nhưng bất chấp vẻ ngoài ấy, loài cá này được xem như "cao lương mỹ vị" tại một số quốc gia như Anh Quốc, thậm chí trước kia là thứ chỉ dành cho vua chúa.

Ví dụ như năm 2012, nữ hoàng Elizabeth đã từng thưởng thức món bánh cá mút đá trong lễ kỷ niệm 50 năm trị vì.

2. Cua móng ngựa (Horseshoe crab - 400 triệu năm)

Giống như cá vây tay, cua móng ngựa (còn gọi là con sam hoặc con so ở Việt Nam) cũng là một hóa thạch sống. Trải qua 400 triệu năm, chúng vẫn giữ nguyên đặc điểm, kích cỡ và hình dạng vốn có từ thuở xưa.

Đây là 3 loài thủy quái đã tồn tại trên đời từ trước cả khi khủng long xuất hiện đến nay - Ảnh 4.

Loài cua này sống ở các vùng thềm bùn. Gọi là cua, nhưng thực ra chúng gần với các động vật thuộc lớp chân nhện hơn (như nhện hoặc bọ cạp).

Có một điểm đặc biệt là cua móng ngựa còn được gọi là "nhị lang thần", vì trông chúng như có tới 3 mắt - 2 mắt kép và một con mắt trắng ở chính giữa. Nhưng thực ra, chúng có tới 4 mắt cơ: 2 mắt lồi ra ở hai bên thân thể, 2 mắt còn lại ở giữa đầu và đặt khá sát nhau.

Đây là 3 loài thủy quái đã tồn tại trên đời từ trước cả khi khủng long xuất hiện đến nay - Ảnh 5.

3. Cá vây tay (Coelacanth - 410 triệu năm)

Vào 410 triệu năm trước, những con cá vây tay đầu tiên đã xuất hiện, và cũng bởi vậy mà trong một thời gian rất dài, khoa học từng cho rằng chúng đã tuyệt chủng cùng với khủng long vào 65 triệu năm trước.

Đây là 3 loài thủy quái đã tồn tại trên đời từ trước cả khi khủng long xuất hiện đến nay - Ảnh 6.

Tiêu bản của con cá vây tay năm 1938

Nhưng mọi chuyện bỗng nhiên thay đổi vào năm 1938, khi một con cá vây tay bằng xương bằng thịt bỗng nhiên xuất hiện tại sông Chalumna (nay là sông Tyolomnqa) thuộc Nam Phi.Người tìm ra nó là Marjorie Courtenay-Latimer - phụ trách viên của viện bảo tàng tại Đông London, Nam Phi.

Khi xem xét các mẫu cá biển bắt được vào năm 1938, bà nhận thấy một mẫu vật quá khác lạ, không xuất hiện trong bất kỳ sách vở nào, kể cả tài liệu của viện bảo tàng.

Rốt cục, bà buộc phải làm tiêu bản con cá và gửi đến chỗ giáo sư James Leonard Brieley Smith. Smith ngay lập tức nhận ra đó là cá vây tay - loài vật vốn chỉ được nghiên cứu trên các mẫu hóa thạch.

Khoa học sau này gọi con cá là "hóa thạch sống", với tên khoa học là Latimeria chalumnae để ghi công bà.

Về tổng thể, loài cá vây tay ngày nay cũng không khác gì so với tổ tiên ngày trước. Nó có thể dài đến 1,8m, kèm theo lớp vây cực kỳ kiên cố bao phủ toàn thân. Một số giả thuyết cho rằng khủng long chính là do cá vây tay tiến hóa mà thành.

Nguồn: io9, Viral Nova...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại