Dạy con một cách khoa học tạo nên những đứa trẻ ưu tú: 3 bí thuật cha mẹ cần ghi nhớ!

Chann |

Nghĩ một cách đơn giản, mọi người đều cho rằng trẻ con sẽ hay quên, và không để ý những gì đã diễn ra quá nhiều. Thế nhưng, đó hoàn toàn là một ý nghĩ sai lầm.

"Mẹ chỉ muốn tốt cho con thôi!"

"Tất cả những điều này là bố mẹ làm vì con!"

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã đều nghe những lời tương tự từ bố mẹ của mình. Thế nhưng không phải ai cũng nhận thức được vấn đề: giáo dục và bạo lực chưa bao giờ đi liền cùng nhau. Đánh mắng con trẻ quá nhiều và khiến trẻ bị tổn thương, méo mó tâm lý, ám ảnh tiêu cực cho đến cả khi trưởng thành.

Gia đình là hạt nhân của xã hội. Nhiều gia đình hạnh phúc mới khiến cho xã hội hạnh phúc. Thế nhưng, cớ sao chúng ta lại dùng bạo lực và những lời lẽ tiêu cực để giáo dục con trẻ trong chính gia đình của mình. Mọi sự ấm áp, yêu thương đều biến mất khi có mặt của bạo lực. Liệu rằng, ngoài những tổn thương về mặt thể xác mà chúng ta nhìn thấy được bằng mắt thường, có bố mẹ nào đã nghĩ đến những vết thương tinh thần để lại sự ám ảnh trong tâm hồn con trẻ?!

Đánh mắng con trẻ quá nhiều sẽ khiến khoảng cách giữa con cái và cha mẹ trở nên xa lạ. Cách thể hiện tình yêu thương đối với mọi người rất quan trọng, và quan trọng hơn nữa là đối với chính những đứa con của mình. Cha mẹ khắt khe, tìm lỗi sai của con, tra khảo và giáo dục lại những ý nghĩ lệch lạc. Mục đích cuối cùng cũng chỉ là để con hoàn thiện và tốt hơn. Nhưng dưới cái nhìn của con trẻ thì hành động đó lại khiến trẻ cảnh giác, lo lắng và tìm cách che giấu bố mẹ. Bởi vì chúng nghĩ rằng, nếu chúng chia sẻ, những lời mắng nhiếc đòn roi lại đang chờ đợi chúng ở phía trước. Sự thành công, tốt đẹp mà bố mẹ đang định hướng nghiễm nhiên lại không đem lại sự hạnh phúc cho con.

Nghĩ một cách đơn giản, mọi người đều cho rằng trẻ con sẽ hay quên, và không để ý những gì đã diễn ra quá nhiều. Thế nhưng, đó hoàn toàn là một ý nghĩ sai lầm. Đánh mắng quá nhiều khiến chúng như có một bóng đen tâm lý, luôn thấy lo lắng, sợ hãi và tìm cách che giấu. Thử hỏi rằng, có ai hạnh phúc khi tâm trạng lúc nào cũng sợ hãi và ám ảnh hay không? Dần dần, những đứa trẻ đó lớn lên, mang trong mình tâm lý tự ti và sự méo mó tâm hồn. Không muốn chia sẻ mọi chuyện cùng ai do tuổi thơ không đẹp đẽ sẽ dẫn đến stress, thậm chí là hình thành bệnh tâm lý: trầm cảm.

VẬY LÀM SAO ĐỂ DẠY CON MỘT CÁCH KHOA HỌC?

1/ Cố gắng kiểm soát để không phải đánh đòn con

Khi trẻ phạm sai, người lớn trước tiên nên bình tĩnh kiểm soát tốt tâm trạng. Bạn nên nói cho trẻ biết cảm nhận của mình lúc này, cho trẻ hiểu được sự bất mãn của bố mẹ đối với hành vi vừa rồi của trẻ. Hãy nói ra cảm giác của bạn, vừa giúp bản thân giữ được bình tĩnh, vừa khiến trẻ nhận ra lỗi của mình ở một mức độ nhất định nhưng không cảm thấy sợ hãi hay muốn phản kháng.

2/ Dùng "hậu quả tự nhiên" để trừng phạt trẻ

Khi trẻ phạm lỗi, bạn có thể để trẻ tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Chẳng hạn, khi trẻ không bảo quản, giữ gìn đồ chơi của mình, trẻ không được mua đồ chơi mới nữa. Bằng cách này, cha mẹ có thể để trẻ tự nhận ra lỗi sai và sửa lỗi thay vì đánh mắng con.

3/ Lúc đánh đòn cũng phải sáng suốt

Hãy cho trẻ biết nguyên nhân tại sao mình bị đánh mắng. Bởi lẽ khi ấy, trẻ mới có thể nhận thức được rằng điều mình làm sai và điều mình cần làm để sửa sai. Nhận thức được khuyết điểm và biết khắc phục nó chính là một trong những điều khiến trẻ trưởng thành và sống có trách nhiệm hơn.

Khi đánh mắng trẻ quá nhiều, ngoài sự tổn thương thể chất mà ai cũng thấy đó còn là tổn thương tinh thần dẫn đến méo mó tâm lý, tâm lý phát triển bất ổn. Vậy nên, vì sự phát triển và hạnh phúc của trẻ cũng như của gia đình, xin đừng đưa quá nhiều đòn roi vào trong cách giáo dục của bạn. Trẻ em như những mầm non, hãy nhẹ nhàng với chúng nhất có thể!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại