1. Người có thể giữ được cái miệng của chính mình. Bất luận là trong tình huống nào đều có nguyên tắc riêng, có cách ứng xử thích đáng, có giới hạn.
2. Người có thể giữ được sự lương thiện của bản thân. Những người này luôn kiên trì và bảo vệ sự lương thiện của mình, không vì sự tồn tại của ác ý mà khiến tấm lòng lương thiện bị tổn thương.
3. Người có thể giữ đạo nghĩa, chung sống hài hòa với mọi người, có tấm lòng nhân ái, lấy đức, lấy thiện báo oán.
Nhìn thì có vẻ đơn giản song để làm được những việc trên để trở thành người lợi hại thực sự không hề dễ.
Thứ nhất – giữ miệng
Nhà văn nổi tiếng Mark Twain có một lần đến một thành phố nọ, trước khi đi, có người nói với ông rằng ở thành phố đó muỗi ghê lắm. Đến nơi, đúng lúc ông đang đăng ký nhận phòng thì một con muỗi vo ve xuất hiện trước mắt khiến ông khó xử.
Mark Twain với vẻ không quan tâm, cất tiếng nói: "Muỗi ở nơi nay so với lời đồn đại không biết là thông minh hơn bao nhiêu lần mà nó có thể đoán trước được cả số phòng của tôi để tối ghé thăm, chén một bữa no."
Câu nói này khiến nhân viên khách sạn không nhịn được cười. Kết quả là tối đó, Mark Twain đã có một giấc ngủ rất say.
Thì ra, tối hôm đó toàn thể nhân viên khách sạn đã đồng loạt hành động, đuổi muỗi để nhà văn được mọi người yêu mến không bị muỗi làm phiền.
Miệng là cửa ngõ của cả họa và phúc. Biết ăn nói thật trọng, để ý đến cảm nhận của người khác, đó là hành động thông minh.
Tục ngữ có câu: "Lời nói như mũi tên, một khi lọt vào tai sẽ khó rút lại". Miệng của con người giống như cái ống đựng tiền, miệng phú quý, gia đình mới có thể hưng vong, người mới càng có thêm phúc khí.
Thứ hai – giữ tâm
Có một lần, Tuân Cự Bá (người thời Đông Hán) vượt ngàn dặm xa xôi đến thăm một người bạn đang bị ốm.
Đúng thời điểm ấy, tòa thành nơi người bạn sinh sống bị kẻ thù ngoại tộc tấn công. Người bạn đó khuyên Cự Bá mau chóng trở về: "Đằng nào thì tôi cũng chẳng còn sống được bao lâu nữa, ngài nên mau chóng rời khỏi đây đi."
Nhưng Cự Bá nói: "Tôi vượt đường xa đến thăm ngài, ngài lại bảo tôi phải rời đi, việc bại họa đạo nghĩa đó lẽ nào tôi có thể làm được sao?" Và cuối cùng, ông nhất định không đi.
Thành trì sau khi bị vây hãm đã bị quân địch tiến công, vào thành. Thủ lĩnh của quân địch thấy Tuân Cự Bá vẫn ở trong đó liền hỏi: "Đại quân của chúng ta vào thành, người người đều chạy sạch, ông là ai mà vẫn dám ở lại đây?"
Cự Bá đáp: "Bạn tôi ốm, tôi không thể để ông ấy một mình ở lại, nếu các người muốn giết ông ấy, tôi nguyện xin lấy mạng mình để hoán đổi."
Thủ lĩnh quân địch nghe vậy không khỏi cảm động, nói: "Chúng tôi là những người không biết đạo nghĩa, đã xâm phạm mảnh đất của những người sống có đạo nghĩa rồi."
Nói xong, ông ta hạ lệnh thu quân, nhờ đó mà thành trì được đảm bảo an toàn.
Mẩu chuyện này đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tấm lòng lương thiện.
Người như Tuân Cự Bá vì lương thiện mà cuối cùng trong lúc hoạn nạn đã tự cứu được chính mình. Hành động xuất phát từ tấm lòng lương thiện của ông không chỉ cứu được người khác mà còn lưu lại phúc báo cho bản thân.
Nhà văn người Pháp Victor Hugo đã từng nói: Lương thiện là viên trân châu hiếm có trong lịch sử, người lương thiện dường như ưu tú hơn cả những người vĩ đại.
Lương thiện là một lựa chọn và là một phẩm đức tốt đẹp. Tấm lòng lương thiện cuối cùng sẽ giúp người lương thiện có được sự báo đáp không ngờ đến.
Thứ ba – giữ đạo nghĩa
Năm 17 tuổi, Lý Gia Thành làm một nhân viên bán hàng ở một xưởng ngũ kim, thành tích luôn xuất sắc nhất xưởng. Tuy nhiên ông muốn đổi nghề để sang một công ty sản xuất xuất nhựa để phát triển sự nghiệp.
Trước khi từ biệt, Lý Gia Thành tìm gặp ông chủ của mình, nghiêm túc trình bày:
"Nguy cơ mà ngành ngũ kim phải đối mặt là rất lớn, sản phẩm tự nhựa sẽ nhanh chóng thay thế các sản phẩm từ gỗ và kim loại, ông nên nhanh chóng đổi sang nghề có viễn cảnh tốt đẹp hơn hoặc điều chỉnh lại chủng loại sản phẩm, cố gắng tránh những sản phẩm đối đầu với sản phẩm từ nhựa."
Có người hỏi Lý Gia Thành tại sao lại phải nhắc ông chủ cũ của mình như vậy, Lý Gia Thành đáp:
"Con người sống trên đời cần phải biết nghĩ cả cho người khác, đừng nên nhìn thấy người khác gặp khó khăn mà bàng quan khoanh tay đứng nhìn, tôi nhìn ra vấn đề mà không nói trong lòng luôn thấy bất an."
Con người, nghĩ cho mình đầu tiên đó là bản tính nhưng cũng không nên phá vỡ các nguyên tắc sống hòa hợp với người khác. Và chỉ khi chúng ta biết nghĩ cho người khác, chúng ta mới có thể thực sự thành công trong việc sống hòa hợp với họ.
Trong xã hội hiện nay, chúng ta thường cảm thấy thế thái lạnh nhạt, vô tình, con người vẫn thường bị lợi dụng, thậm chí là bán đứng nhau. Đây thực ra đều là vấn đề xuất phát từ sự xuống cấp về đạo đức, khi con người sống và sẵn sàng chà đạp lên đạo nghĩa, xem thường đạo nghĩa ở đời.