Theo tờ Science Alert, dãy núi Makhonjwa của Nam Phi là nơi có một số tảng đá lâu đời nhất trên hành tinh. Tuy nhiên, đáng chú ý không phải tất cả mọi thứ trong cảnh quan tuyệt vời này đều bắt nguồn từ Trái Đất. Cụ thể, các nhà khoa học đã phát hiện ra bằng chứng dấu vết của chất hữu cơ ngoài Trái Đất bị chôn vùi trong trầm tích từ hơn 3,3 tỷ năm trước tại đây.
Nhà sinh vật học Frances Westall từ Trung tâm Sinh lý học Phân tử CNRS ở Pháp giải thích: "Đấy là lần đầu tiên chúng tôi tìm thấy bằng chứng thực tế về carbon ngoài Trái Đất trong một khối đá trên mặt đất". Trong hàng tỷ năm, Trái Đất từng bị những cơn mưa thiên thạch tác động mạnh, sắp xếp lại bề mặt hành tinh.
Nhiều nhà khoa học tin rằng, một số khối xây dựng cho sự sống trên hành tinh của chúng ta có thể đến từ dạng phân tử trong không gian. Phát hiện mới này ở Nam Phi càng làm tăng thêm sức nặng cho khả năng này.
Nơi tìm thấy dấu vết của chất hữu cơ ngoài Trái Đất là một miệng núi lửa có tên là Josefsdal Chert, một phần của vùng núi Makhonjwa (còn gọi là Vành đai đá vôi Barberton). Frances Westall và nhóm nghiên cứu của cô đã phát hiện ra một lớp đá dày 2 mm, được đặc trưng bởi hai tín hiệu "dị thường" .
Sau khi sử dụng phổ cộng hưởng điện từ (EPR) phân tích, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khối đá 3,3 tỷ năm tuổi này có hai loại chất hữu cơ không hòa tan - những chất vốn không có (học chưa tìm thấy) trên Trái Đất.
Tuy nhiên, tất cả các giả thuyết về chất hữu cơ nói trên vẫn cần thời gian để tiếp tục nghiên cứu thêm.