Theo bài công bố trên tạp chí Science, đó là một hố va chạm khổng lồ, đường kính lên tới 8 km, cũng rơi xuống Trái Đất khoảng 66 triệu năm về trước.
Hố va chạm chôn sâu dưới đáy Đại Tây Dương khoảng 400 m, ở vị trí cách bờ biển Guinea - Tây Phi 400 km. Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Veronica Bray từ Phòng thí nghiệm Mặt Trăng và hành tinh thuộc Đại học Arizona - Mỹ đã tìm ra nó bằng cách xem xét các dữ liệu địa chấn từ đó mô hình hóa vùng đáy biển bí ẩn.
Khủng long bị tận diệt vì nhiều kẻ tấn công cùng lúc chứ không phải một mình Chicxulub? - Ảnh: SCITECH DAILY
Thay vì tìm thấy những chuỗi trầm tích phẳng khi kiểm tra đáy biển, họ lại tìm thấy một vùng lõm khác thường, rộng khoảng 8-8,5 km, mang những tính năng đặc biệt chỉ có thể gặp ở hố va chạm thiên thạch.
Miệng hố va chạm được đặt tên là Nadir, có thể hình thành do một mảnh vỡ ra từ tiểu hành tinh Chicxulub "mẹ", hoặc thuộc về một nhóm tiểu hành tinh khác đã tấn công Trái Đất cùng thời điểm.
Tiến sĩ Bray đã sử dụng mô phỏng máy tính để tái hiện lại vụ và chạm và nhận thấy vật thể có thể có đường kính tới 400 m, đã đi xuyên qua khoảng 500-800 m nước vào thời điểm đó mà vẫn tạo ra một chiếc hố to lớn đến vậy.
SciTech Daily dẫn lời tiến sĩ Bray: "Điều này có thể tạo ra một cơ sóng thần cao hơn 3.000 feet (hơn 914 m), cũng như một trận động đất cao hơn 6,5 dộ richter".
Mặc dù cơn sóng thần này nhỏ hơn rất nhiều so với đại hồng thủy toàn cầu do Chicxulub gây nên, nhưng sẽ góp phần đáng kể về sự tàn phá trong khu vực.
Phát hiện này cũng mở ra một câu hỏi mới: Liệu còn cái nào khác không? Rất có thể loài khủng long cùng rất nhiều sinh vật Trái Đất khác đã bị tiêu diệt bởi nhiều kẻ tấn công ngoài hành tinh một lúc, và nhiều cái vẫn chưa được nhân loại tìm ra dấu vết.