Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào?

Đạt Lê |

Cùng đóng vai thái y để chẩn bệnh cho hoàng thượng chút nào! Nhưng nhớ là chỉ mang tính chất tham khảo trong lúc chờ tập tiếp theo thôi bạn nhé.

*Bài viết có tiết lộ một phần nội dung phim.

Bạn có đồng ý rằng phim cổ trang Trung Quốc rất thường xuất hiện những căn bệnh phát ban đáng sợ không? Diên Hi Công Lược - phim cung đấu gây sóng gió dạo gần đây cũng không ngoại lệ.

Suốt tập 19 - 20, chốn cung cấm lại "có biến" nhưng không hề do nhân vật phản diện nào gây ra mà vì một bệnh làm nổi ghẻ đỏ khắp người. Đặc biệt lần này, nạn nhân của tổ biên kịch phim không ai khác chính là... hoàng thượng!

Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 1.
Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 2.

Nhưng khi sóng gió tạm yên, nhìn lại bạn có biết bệnh ấy là thủy đậu hay đậu mùa? Chúng có gì khác nhau? Nếu đã luyện nhiều phim mà vẫn chưa tỏ tường việc này thì bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá ngay.

Nói chung, lúc mới phát bệnh, triệu chứng của đậu mùa và thủy đậu khá giống nhau như nổi mụn đỏ trên da, sốt, mệt mỏi, chán ăn... Cả hai bệnh đều do virus gây ra và có thể dẫn đến biến chứng.

Các bệnh trên đều dễ lây lan qua đường hô hấp, hoặc do tiếp xúc với dịch nhầy của mụn nước và đồ dùng cá nhân của người bệnh. Tuy nhiên, chúng lại khác nhau ở một vài "điểm chí mạng".

Đậu mùa: xui xẻo dính bệnh, tính mạng như "chỉ mành treo chuông"

Đây là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi 2 dạng virus Variola major và Variola minor. Từ thế kỉ 15, tiếng Anh gọi bệnh đậu mùa là "smallpox", nhưng bệnh này đã có từ hàng ngàn năm trước công nguyên.

Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 3.

Trên xác ướp pharaoh Ramses V của Ai Cập cổ đại, có những vết sẹo do đậu mùa

Như đã nói, bệnh này lây lan qua đường hô hấp hoặc do tiếp xúc da. Vào ngày thứ hai phát ban, vết ban sẽ biến thành nốt sần. Những ngày kế, nốt sần sẽ chứa dịch màu trắng đục và biến thành mụn nước, rồi phồng lên, rỉ mủ, tạo thành vảy, để lại sẹo...

Nghe mô tả đã quá kinh hoàng, nên chúng ta có thể hình dung vì sao bệnh đậu mùa ngày xưa là nỗi khiếp đảm bậc nhất của con người. Nó hủy hoại nhan sắc, sức khỏe và khiến người bệnh bị cách ly, xua đuổi.

Đáng nói hơn, khi người bệnh xuất hiện vết ban lớn trên mặt, tay chân thì tỷ lệ tử vong hơn 60%. Bệnh còn rất dễ lây lan, nhất là ở môi trường kín và tạo thành dịch lớn.

Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 4.
Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 5.

Bệnh đậu mùa ở phương Tây, châu Á

Vào cuối thế kỉ 18, đậu mùa đã giết chết 400.000 người dân châu Âu mỗi năm, bao gồm 5 quốc vương đương vị. Lúc bấy giờ ở Trung Quốc, hoàng đế Thuận Trị của nhà Thanh cũng mất vì bệnh này khi mới 24 tuổi.

Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 6.

Tranh vẽ vua Khang Hi

Người con trai thứ ba của ông – sau này là Khang Hi Đế, mắc phải đậu mùa khi mới 5 tuổi. Nhưng ông lại may mắn sống sót với căn bệnh "vô phương cứu chữa" vào lúc ấy.

Điều này khiến cha ông là Thuận Trị Đế càng ấn tượng và để mắt nhiều hơn.

Sau này, nhà Hán học Herbert Giles cũng ghi chép rằng: "[Khang Hi Đế] có đôi mắt to, sáng, có thể thấy vài đốm sẹo nhỏ do di chứng của căn bệnh đậu mùa".

May mắn là sau nhiều chiến dịch nghiên cứu vắc-xin vào thế kỉ 19 - 20, cuối cùng đến năm 1979, Tổ chức Y  tế thế giới WHO chứng nhận đã tiêu diệt bệnh đậu mùa. 

Điều đó có nghĩa là, dù nay chúng ta vẫn nghe tên nhưng bệnh này hầu như không còn nữa.

Dẫu vậy, thủy đậu - một căn bệnh mà vào thời xưa rất dễ nhầm lẫn với đậu mùa vẫn tồn tại.

Thủy đậu: ít nguy hiểm hơn nhưng vẫn... ngứa như phim!

Thủy đậu (chickenpox) hay còn gọi là bệnh trái rạ do virus Varicella gây ra - khác với virus gây bệnh đậu mùa.

Sau khi nhiễm virus, người bệnh thường nổi ban ngứa, mụn nước ở mặt, tay chân, thậm chí toàn thân. Bệnh kéo dài khoảng 10 ngày nếu không có biến chứng, sau đó các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy nhưng không để lại sẹo (trừ khi gãi ngứa gây nhiễm trùng).

Mặc dù nhiều trường hợp, người bệnh có thể nổi hơn 500 mụn trên thân thể nhưng cũng có người nổi một vài mụn thôi. Bạn có thể thấy khác biệt giữa đậu mùa (smallpox) và thủy đậu (chickenpox) về vị trí nổi cũng như hình dạng mụn nước qua những hình ảnh sau.

Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 7.
Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 8.

Bệnh đậu mùa (smallpox) và thủy đậu (chickenpox).

Một số dấu hiệu khác để phân biệt đậu mùa và thủy đậu:

Đậu mùa (smallpox)

Thủy đậu (chicken pox)

Phát sốt

Phát sốt 2-4 ngày rồi mới nổi mụn nước

Phát sốt và phát ban cùng lúc

Vết ban

- Nổi thành cụm ở một vài nơi

- Phát triển chậm

- Thường nổi đầy mặt, tay, chân, đặc biệt ở bàn tay và bàn chân

- Rải rác ở nhiều vị trí

- Phát triển nhanh

- Thường chỉ nổi ở phần trên của cơ thể, không nổi nhiều ở bàn tay, bàn chân

Tỷ lệ tử vong

Tử vong cao. Nhưng đã bị xóa sổ từ năm 1979

Tỉ lệ tử vong thấp. Nhưng vẫn tồn tại đến nay

Áp dụng sự so sánh giữa 2 bệnh trên vào... "Diên Hi Công Lược", chúng ta thấy có lẽ tổ biên kịch vẫn "nhẹ tay" cho nhân vật vua Càn Long mắc bệnh thủy đậu mà thôi.

Cụ thể, hoàng thượng vừa ngứa ngáy đã phát hiện ngay nổi ban đỏ, nếu như bệnh đậu mùa thì phải sốt cao vào 2, 3 ngày trước. Các mụn nước cũng chỉ xuất hiện rải rác trên vai, lưng, cánh tay chứ không có ở bàn tay, bàn chân.

Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 9.

Những vết này giống do bệnh thủy đậu hơn

Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 10.

Đậu mùa rất hay nổi ban ở bàn tay, bàn chân

Ngoài ra, có thể thấy dù trong hoàng cung vẫn rất lo sợ nhưng không hề "làm quá" lên với các hành động như cách ly, đồn đoán, né tránh tiếp xúc ở mức tối đa. Bởi những ai mắc bệnh này đều sẽ phải chịu như vậy bởi căn bệnh đậu mùa rất dễ đưa người ta xuống "Quỷ môn quan" thời phong kiến ngày xưa!

Hơn nữa, nếu như nhiều tài liệu lưu lại việc vua Khang Hi từng mắc bệnh đậu mùa thì không thấy nhắc đến điều tương tự ở vua Càn Long.

Là một bộ phim khá chỉn chu, chắc rằng tổ biên kịch của "Diên Hy Cung Lược" sẽ lưu ý điều này và "không dám" cho hoàng thượng mắc bệnh đậu mùa đâu!

Với những thông tin trên, nếu có lỡ... du hành thời gian về thời xưa thì bạn cũng biết phân biệt bệnh thủy đậu với đậu mùa rồi nhé. Nếu không, chúng ta vẫn rút ra được kha khá bài học từ bộ phim đấy.

Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 11.
Đậu mùa vs thủy đậu: 2 bệnh đáng sợ mà dễ gây “nhầm nhọt”, rốt cuộc hoàng thượng trong “Diên Hi” mắc phải loại nào? - Ảnh 12.

Và khi mắc thủy đậu, người bệnh cần tránh làm vỡ nốt mụn vì dễ gây bội nhiễm và để lại sẹo. Nên nằm ở phòng riêng, dùng đồ sinh hoạt riêng, thường xuyên thay quần áo. Nếu có những biểu hiện bất thường như co giật, hôn mê, xuất huyết ở nốt rạ thì phải đến bác sĩ ngay.

Trẻ em thường mắc bệnh thủy đậu nhiều hơn người lớn. Nhớ lại thời đi học, có khi nào bạn thấy đứa bạn cùng lớp "được" nghỉ dài ngày vì "bệnh đậu" hay không? Đó là bệnh thủy đậu nhé, đừng "nhiễm phim" rồi phán luôn đậu mùa thì oan uổng cho bạn mình lắm!

Nguồn: wikihow, webmd, vaxtruth...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại