Đâu là "sát thủ diệt tăng" từ trên không mới của Việt Nam?

Quân sự |

Việt Nam sẽ lựa chọn "sát thủ diệt tăng" mới là loại nào? Mi-28, Mi-35M, Ka-52 hay chỉ đơn giản là Mi-171Sh? Đa phần bạn đọc đã có câu trả lời!

Bạn đọc Lê Hạnh một lần nữa được trao giải với câu trả lời khá toàn diện về lựa chọn "sát thủ diệt tăng" mới của Việt Nam. Dưới đây là phần bình luận được đánh giá cao nhất kỳ này:

Đã là trực thăng đa năng (2 trong 1, chiến đấu - vận chuyển) thì không thể so sánh với trực thăng chuyên nhiệm tấn công về vấn đề vũ khí và khả năng phát hiện, tiêu diệt mục tiêu...

Ví dụ, so với Mi-28N “thợ săn đêm” hay Ka-52 “cá sấu Mỹ”, Mi- 171Sh “kẻ hủy diệt” kém về phần vũ khí, khả năng hoạt động ban đêm, ở mọi thời tiết, địa hình, các rada hiện đại, tiên tiến...

Nhưng bù lại:
- Sức chuyên chở của Mi-171Sh lại quá tuyệt vời với khả năng mang trên mình 36 lính trang bị đầy đủ (tương đương khoảng 3 tấn). Tổng tải trọng tới 4 tấn. Trọng lượng cất cánh tới 13 tấn.

- Hoạt động tin cậy bền bỉ, điều này đã được chứng minh ở Nga và các nước được xuất khẩu.

- Đối với Việt nam, đội ngũ kỹ sư hàng không, kỹ thuật đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm bảo dưỡng và sửa chữa dòng trực thăng này (cùng họ Mi-8/17 các phiên bản đã có).

- Mi-171Sh được trang bị 2 động cơ nên nếu 1 trong 2 cái bị hỏng trong hoạt động hoặc chiến đấu, nó có thể bay tiếp và hạ cánh trong vùng an toàn đủ xa trận địa để xử lý tình huống.

- Nó chịu được đạn 12,7 ly nơi buồng lái bọc giáp, tương đương Ka-52, chứng tỏ khả năng sống sót cao trong thực chiến. Thùng nhiên liệu có khả năng tự vá khi trúng đạn bị thủng, như vậy sẽ hạn chế khả năng cháy nổ.

- Hệ thống mồi bẫy nhằm vô hiệu hóa tên lửa tầm nhiệt không đối không, cũng giúp cho trực thăng tăng tính phòng thủ.

Mi-171Sh của Algeria.


- Về vũ khí, nó có thể mang nhiều loại như 80 rốc két S-8, súng 23 ly với cơ số 500 viên đạn.

Rất đặc biệt, trực thăng có thể mang 8 quả tên lửa chống tăng siêu thanh Akara-V với tổ hợp ngắm bắn Shturm-V có khả năng xuyên giáp chính 800-900mm thép (sau giáp phản ứng nổ).

Và như thế, nó có thể tiêu diệt được những xe tăng địch với lớp giáp Chobram M1 (loại của Mỹ) và Challenger 2 (loại của Anh) với cự ly khá lý tưởng 6-8km.

- Ta đã thấy các thông tin gần đây trên Báo, lực lượng đặc công tập đổ bộ từ trực thăng xuống chiến trường, nhằm đột kích thẳng đứng, thọc sâu, đánh hiểm, gây bất ngờ với địch.

Và Mi-171Sh đáp ứng đầy đủ tiêu chí của chiến thuật đặc biệt này, giúp cho Lục quân đa dạng hơn cách giành thắng lợi trong cuộc chiến giành cứ điểm, chống bạo động, giải cứu con tin...

- Chức năng vận chuyển; cứu hộ, cứu nạn; chở quân đổ bộ; yểm trợ bộ binh; tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp; mang được bom diệt công sự kiên cố... của Mi-171Sh phù hợp với địa hình, cách đánh, chiến thuật của Việt nam.

- Một tiêu chí nữa là: Việt nam luôn quan tâm tới tính thực chiến, kiểm nghiệm qua thực tế. Mi-28N mất điểm trong mắt các nhà quân sự nước ta về những sự cố rơi, chết kíp lái, liên quan tới hộp số, động cơ, thời tiế, đêm tối, địa hình hay nguyên nhân gì đó không được tiết lộ.

- Và quan trọng hơn là giá cả chỉ bằng khoảng hơn 2/3 giá trực thăng chuyên nhiệm ( Mi-171Sh có giá từ 10-12 triệu USD/chiếc), giảm được 90 tỷ VNĐ/chiếc- một con số không nhỏ, hơn giá một xe tăng T-90 đời mới.

Rất hợp lý nếu Việt Nam nghiên cứu đặt mua Mi-171Sh bổ sung vào mảng chiến thuật đánh trên bộ, nhằm răn đe khả năng xung đột và chiến tranh biên giới, khi mà mặt trận biển đảo, vùng trời, ta đã có những phương tiện, vũ khí và phương án phòng thủ đa dạng, kín kẽ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại