Thiếu sắt, kẽm và vitamin B: Bạn có thể có những biện pháp chăm sóc môi như đắp mặt nạ môi, tẩy da chết... Tuy nhiên, những thực phẩm bạn thường xuyên sử dụng cũng sẽ là nguồn tác động đến các bộ phận trong cơ thể. Trong đó, sắt, kẽm và vitamin B là 3 chất dinh dưỡng quan trọng trong cơ thể. Hơn nữa, nguyên nhân hàng đầu khiến làn môi khô nứt nẻ và bong tróc, các đường vân trên môi không rõ ràng... là do thiếu hụt vitamin B2. Lúc này, môi của bạn không chỉ bị lột da thường xuyên mà còn gây ngứa ngáy vùng môi khó chịu
Mất nước: Khi lượng nước trong cơ thể chúng ta giảm đi, hầu như tất cả các chức năng sinh học của chúng ta bắt đầu bị suy yếu. Đôi môi cũng không ngoại lệ. Khi chúng ta bị mất nước, môi của chúng ta cũng có xu hướng mất đi hàm lượng nước và khoáng chất, do đó trở nên bị nứt nẻ, khô và thường bị bong ra. Cách duy nhất để bảo vệ làn da của bạn, cũng như cơ thể bằng cách uống nhiều nước và bổ sung các khoáng chất tự nhiên hoặc có thể áp dụng quy tắc '8 ly nước mỗi ngày'.
Dị ứng: Nếu môi bạn có dấu hiệu sưng khi bạn sử dụng thuốc, hay mỹ phẩm như son môi, kem dưỡng, bạn cần xác định rằng đây là phản ứng nghiêm trọng. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách. Dị ứng nội bộ cơ thể đôi khi có thể gây tử vong.
Thiếu ôxy trong máu: Môi đột nhiên trở nên tím tái, sẫm màu có thể do bạn hút thuốc trong thời gian dài. Hoặc, nó có thể là một triệu chứng khi tim đang gặp khó khăn để bơm máu giàu oxy đi khắp cơ thể. Triệu chứng này thường thấy ở những người bị suy tim mãn tính.
Rối loạn tuyến giáp: Trục trặc tuyến giáp không được chẩn đoán có thể làm tăng đáng kể nguy cơ béo phì, bệnh tim, trầm cảm, lo lắng, rụng tóc, rối loạn chức năng tình dục, vô sinh và một loạt rắc rối khác. Biểu hiện của việc rối loạn là lớp trên cùng của da trở nên dày hơn, bị ngứa và cuối cùng trở nên khô. Môi khô và nứt nẻ có thể là dấu hiệu của triệu chứng này.
Thiếu máu: Tình trạng môi tái nhợt, sậm màu chỉ ra rằng cơ thể bạn đang thiếu máu. Bạn cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả, bổ sung sắt và các vitamin để tăng số lượng tế bào máu.
Nhiễm virus herpes: Hiện tượng mụn rộp ở vùng môi, xuất hiện mụn mủ, thường xuyên chảy máu do virus herpes gây ra. Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu đau, bỏng rát, ngứa hoặc tê nhẹ vùng da trước khi nổi mụn nước. Sau đó mụn nước nổi thành chùm trên nền da đỏ. Bệnh lở môi rất dễ lây lan qua đường tiếp xúc như hôn môi, dùng chung khăn mặt, mỹ phẩm…
Tác động của ánh nắng mặt trời: Khi bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh mặt trời, không ít người quên việc chăm sóc cho làn môi của mình. Từ đó, môi bạn có thể bị đau đớn, cháy nắng giống như bất kỳ phần da nào khác trên cơ thể. Theo thời gian, môi có thể bị khô mãn tính, nứt nẻ do tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời. Tình trạng này có thể dẫn tới viêm môi và cần được chăm sóc cẩn thận.