Cách giải thích này đã tránh mô tả sự cố trên như một động thái trả đũa trong không khí căng thẳng hiện nay.
ISNA dẫn một tuyên bố của Tổ chức Hàng hải và Cảng biển tại tỉnh Hormozgan, miền Nam Iran, cho biết tàu "Stena Impero" không chở bất kỳ loại hàng hóa nào. Theo tổ chức trên, 23 thủy thủ trên tàu có thể bị thẩm vấn về các vấn đề kỹ thuật và chuyên môn.
Trong khi đó, London dường như cũng không tính đến khả năng đáp trả bằng giải pháp quân sự. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh, Tom Tugendhat nhận định "sẽ rất không khôn ngoan" nếu dùng hành động quân sự để buộc Iran thả tàu "Stena Impero", nhất là vì tàu này đã được đưa đến một cảng được bảo vệ rất cẩn mật.
Căng thẳng giữa Iran và phương Tây đã gia tăng từ tháng 5, khi Mỹ thông báo triển khai một tàu sân bay và một đội lính bổ sung đến Trung Đông, với lý do là mối đe dọa Iran. Sự đối đầu hiện nay khiến cả thế giới lo ngại, bởi mọi động thái quân sự đều khiến người ta lo ngại rằng sự tính toán nhầm hoặc hiểu nhầm của hai bên có thể dẫn tới chiến tranh. Trong bối cảnh đó, việc Tehran bắt giữ tàu "Stena Impero" vừa qua bị xem là một sự leo thang đáng kể, nhất là sau khi vùng lãnh thổ Gibralta của Anh đã bắt giữ tàu chở dầu Iran "Grace 1" cách đây hai tuần và vừa gia hạn thời gian giam giữ thêm 30 ngày.
Tuy nhiên, cũng trong một động thái dường như nhằm giảm căng thẳng, phía Anh cho biết sẽ trả tự do cho tàu "Grace 1" nếu Iran chứng minh rằng tàu này không vi phạm các trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) cấm vận chuyển dầu tới Syria.
Các động thái và phát biểu trên là dấu hiệu cho thấy Anh và Iran đều không tìm cách đối đầu và leo thang căng thẳng.
Độc giả đọc tin gốc tại đây