Trầm cảm và lo lắng: Các nhà khoa học đã khẳng định có mối liên hệ giữa trầm cảm và tình trạng rối loạn tuyến giáp do thiếu I ốt. Vì vậy, hãy đến bác sĩ để kiểm tra nhằm loại trừ các vấn đề nghiêm trọng và được điều trị thích hợp.
Biếu cổ: Đây là dấu hiệu phổ biến khi cơ thể bị thiếu i-ốt do tuyến giáp không thể sản xuất đủ hormone và nó sẽ cố gắng hấp thụ yếu tố này từ máu. Quá trình này làm cho các tế bào của tuyến giáp nhân lên và phát triển hơn bình thường, gây ra biếu cổ.
Thiếu i-ốt gây tăng cân bất ngờ: Không có đủ i-ốt, tuyến giáp sẽ không sản xuất đủ các hormone giúp kiểm soát tốc độ trao đổi chất. Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, cơ thể sẽ đốt cháy ít calo hơn khi nghỉ ngơi, gây béo phì nhanh chóng.
Thiếu i-ốt khiến bạn dễ lạnh: Khi bị thiếu i-ốt, nồng độ hormone tuyến giáp sẽ giảm mạnh và tốc độ trao đổi chất cũng giảm. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ tạo ra ít nhiệt hơn và bạn sẽ dễ bị lạnh hơn.
Thiếu i-ốt khiến nhịp tim thay đổi: Khi cơ thể thiếu i-ốt, tim bạn sẽ đập chậm hơn bình thường. Đặc biệt, tình trạng thiếu iốt nghiêm trọng sẽ làm nhịp tim chậm bất thường khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt và có thể ngất.
Thiếu i-ốt ảnh hưởng đến trí nhớ: Việc thiếu i-ốt có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và quá trình học tập.
Các vấn đề liên quan đến thai kỳ: Việc thiếu hụt hormone tuyến giáp do thiếu i-ốt có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển não bộ và trí thông minh của trẻ sơ sinh, thậm chí làm tăng nguy cơ thai chết lưu hoặc sảy thai.
Táo bón: Thiếu i-ốt có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón và khó tiêu...
Da và tóc gặp rắc rối: Rụng tóc kéo dài và da khô ngứa có thể báo hiệu cơ thể bạn đang thiếu i-ốt. I-ốt giúp cân bằng độ ẩm, kích thích tái tạo da và làm chậm sự hình thành nếp nhăn, nuôi dưỡng mái tóc dài và bóng mượt./.