Cũng giống như con người chúng ta, trong thế giới tự nhiên, bản năng sinh tồn và bảo vệ gia đình trước kẻ thù được thể hiện rất rõ ràng.
Chúng ta khó có thể ngờ được, một chú thỏ mẹ nhỏ bé, không có các loại "vũ khí" để chống lại "thiên địch" lại có thể sẵn sàng lao vào con rắn độc to lớn quần chiến vì cả gan giết hại đàn con của nó.
Hay một chú voi cha sẵn sàng xông vào đàn sư tử dũng mãnh để bảo vệ những đứa con của mình.
Tình mẫu tử trong thế giới động vật.
Tình mẫu tử trong thế giới động vật có lẽ là đặc điểm khiến con người chúng ta đồng cảm và xúc động nhất.
Câu chuyện, chim gõ kiến mẹ tấn công liên tiếp vào "kẻ không mời mà đến" là rắn lục phần nào cho chúng ta thấy, khi lòng thương con cùng niềm uất hận dâng lên tột cùng thì, ngay cả kẻ thù đáng sợ nhất, chim gõ kiến mẹ cũng chẳng "ngán".
Chim gõ kiến đầu đỏ Pileated đang cho con ăn.
Trong đoạn video được một nhóm khách du lịch tình cờ quay lại được, là hình ảnh loài chim gõ kiến đầu đỏ Pileated tử chiến với rắn lục. Đây là loài chim gõ kiến đặc hữu tại Bắc Mỹ (sinh sống chủ yếu tại các khu rừng lá thưa ở bắc Canada và vùng Ngũ Hồ).
Chim gõ kiến mẹ vừa đi kiếm ăn về cho đàn con thì phát hiện "kẻ trộm độc ác" là rắn độc đang mò vào tổ và ăn các con chim non của mình.
Không một giây ngần ngại, chim gõ kiến mẹ lao vào, mổ liên tiếp vào con rắn khiến cho con rắn phải thò đầu ra đáp trả, trong khi mồm còn ngậm chim non.
Vận dụng kỹ năng được tạo hóa ban tặng, chim gõ kiếm dùng cái mỏ có thể gõ 100 lần/phút để tấn công kẻ thù độc ác.
Gõ kiến Pileated tử chiến với con rắn lục.
Mặc dù bị rắn lục tấn công, chim gõ kiến vẫn không đầu hàng. Có lẽ nó đã bị thương, nhưng có hề chi khi đàn chim non của nó đang gặp nguy hiểm thực sự.
Cuối cùng, mặc dù đã cố hết sức cứu con nhưng chim mẹ đau xót nhìn đứa con còn non của nó trở thành bữa ăn ngon lành của con rắn.
Bởi vậy, ta mới thấy, thế giới tự nhiên quả thực rất khắc nghiệt, đặc biệt là các cuộc chiến đấu tranh cho sự sinh tồn.
Xem video:
Chim gõ kiến mẹ quyết tử chiến với rắn lục. Video: Paws Channel.
Fact File:
Chim gõ kiến Pileated
- Loài chim gõ kiến cỡ lớn, đặc hữu vùng Bắc Mỹ
- Cân nặng: 300g. Chiều dài cơ thể khi sải cánh: 75cm
- Chim gõ kiến nói chung có thể gõ liên tục vào thân cây khoảng 100 lần/phút với vận tốc bằng 7 mét/giây.
- Chim gõ kiến nói chung phân bổ trên khắp thế giới, trừ Australia, New Zealand, Madagascar và các vùng cực của Trái Đất.
- Hiện nay trên thế giới có khoảng 200 loài chim gõ kiến sinh sống.