Đi dọc theo Vạn Lý Trường Thành là đi dọc theo những câu chuyện huyền thoại đẹp về công trình kỳ vỹ này.
Trong mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc, sau khi xây dựng những bức tường thành, những câu chuyện mới lại được truyền nhau và lan rộng khắp đất nước này. Sau đây là những truyền thuyết như thế về Vạn Lý Trường Thành.
Vạn Lý Trường Thành, được xây dựng bởi trí tuệ, cái chết, máu, mồ hôi và nước mắt của người dân Trung Quốc xưa. Truyền thuyết về Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành
Truyền thuyết về Mạnh Khương Nữ khóc Trường Thành
Câu chuyện về Mạnh Khương Nữ là câu chuyện nổi tiếng và có sức lan tỏa nhất trong những truyền thuyết về kỳ quan Vạn Lý Trường Thành.
Câu chuyện xảy ra vào thời nhà Tần (221-206 TCN), kể về tiếng khóc đầy cay đắng của Mạnh Khương Nữ đã làm cho một phần của bức trường thành phải sụp đổ. Chồng của cô đã bị quan lại triều đình bắt đi nô dịch để xây chính tòa trường thành cao Vạn Lý này.
Mạnh Giang Nữ đã không còn nghe được tin tức gì về chồng kể từ khi anh ra đi và cô quyết định đi tìm chồng mình.
Câu chuyện về Mạnh Giang Nữ khóc đổ Thành Vạn Lý là một trong những truyền thuyết hay nhất về tòa thành này
Câu chuyện đã phần nào cho thấy, để xây được tòa Vạn Lý Trường Thành kỳ vỹ này, hàng chục nghìn người dân Trung Quốc đã phải đổ máu.
Thật không may, sau khi đến được Vạn Lý Trường Thành, Mạnh Giang Nữ phát hiện ra rằng, chồng mình đã chết. Tin tử đến như sét đánh ngang tai, cô suy sụp và cất tiếng khóc ai oán đầy đau đớn. Tiếng kêu khóc của Mạnh Giang Nữ đã làm sụp đổ một phần của Vạn Lý Trường Thành.
Truyền thuyết này không chỉ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong dân tộc Trung Hoa mà còn được in trong sách giáo khoa học sinh.
"Kim Đường" Vạn Lý Trường Thành
Nằm cách khoảng 60 km về phía Bắc của trung tâm thành phố Bắc Kinh, Hoàng Hoa Đài (tức là Pháo đài hoa vàng) hiện lên như một phần nổi tiếng của Vạn Lý Trường Thành. Vào mùa hè, toàn bộ khu vực này sẽ nhuộm một màu vàng tươi, màu của những bông hoa vàng đang nở rộ.
Tương truyền rằng, công trình này bắt đầu được khởi công vào năm 1575 vào thời nhà Minh và do Tướng Thái Đình Khải cai quản quá trình xây dựng. Sau rất nhiều năm, toà thành này mới được hoàn thiện.
Khi Tướng Thái Đình Khải lên kinh và bẩm báo lại với Hoàng đế về kết quả công việc của mình, một số vị quan trong triều vì "ghen ăn tức ở" nên đã tâu với hoàng đế rằng, tướng Thái Đình Khải tiêu tốn quá nhiều ngân khố quốc gia và chất lượng của đoạn thành lại rất tệ.
Nghe thấy vậy, Hoàng đế tức giận và lập tức ra lệnh chém vị Tướng này.
"Kim Đường" Vạn Lý Trường Thành
Ngay sau đó, Hoàng đế đã phái những bề tôi đáng tin cậy đi kiểm tra thực hư về chất lượng của Vạn Lý Trường Thành. Những viên quan này đã quay trở lại và báo lại với Vua rằng, Trường Thành đã được xây dựng bằng những vật liệu tốt nhất và đang đứng sừng sững hiên ngang.
Hối hận vì sự bất nhẫn của mình dẫn đến cái chết của vị Tướng giỏi, Hoàng đế đã phái người cho xây dựng một ngôi mộ và đài tưởng niệm để nhớ tới công lao của vị tướng trung thành.
Hoàng đế Minh Thần Tông cũng đã khắc hai chữ "Kim Đường" lên trên một tảng đá khổng lồ bên dưới để thể hiện sự vững chắc của nó. Vì vậy, trường thành đôi khi được gọi là "Kim Đường" Vạn Lý Trường Thành.
Tháp ‘Góa phụ’
Tháp Góa Phụ - Vạn Lý Trường Thành
Tại phần Thái Bình Trại của Vạn Lý Trường Thành, gần Hoàng Nha Quan từng xây dựng một tòa tháp nổi tiếng, được gọi là tháp "Góa Phụ". Người ta nói rằng, khi xây dựng Hoàng Nha Quan, 12 binh lính xây thành đến từ tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã phải bỏ mạng.
Những người vợ ở quê nhà của họ sau khi biết tin đều đã mắc căn bệnh đau tim. Sau đó, họ đã cùng nhau dùng khoản tiền chu cấp của triều để xây tháp Góa Phụ để tưởng nhớ chồng mình.
Thử vận may với Gia Dục quan
Gia Dục quan nằm ở phần cuối, hướng Tây của Vạn Lý Trường Thành. Gia Dục quan là một pháo đài khổng lồ, là vị trí đầu tiên cũng như là điểm cuối cùng của toàn bộ Trường Thành này. Bên ngoài Gia Dục quan là sa mạc Gobi khô cằn mà không một con người nào sinh sống được tại đây.
Chỉ một vài khách du lịch và thương nhân dám mạo hiểm mạng sống của họ để vượt qua pháo đài kỳ vỹ này. Cuộc sống của họ lúc này chỉ còn trông cậy vào số phận.
Gia Dục quan, gần xa mạc Gobi khắc nghiệt
Ở Trung Quốc cổ đại, và có lẽ cả ngày nay, người ta thường có thói quen thử vận may của mình trong chuyến đi tới Vạn Lý Trường Thành và họ tin chắc vào điều đó.
Khách du lịch và thương nhân thường hay ném đá vào các bức tường của Gia Dục quan. Nếu đá phát ra tiếng, không quan trọng tiếng to hay nhỏ, đây sẽ là một dấu hiệu tốt cho thấy, rằng họ sẽ an toàn trong chuyến đi mạo hiểm này.
Pháo đài Tây Phong Khẩu
Những người lính gác phải làm việc quanh năm ở Vạn Lý Trường Thành và điều này không chỉ ảnh hưởng tới bản thân họ mà còn khiến gia đình dưới quê nhà phải lo lắng, buồn phiền.
Trong số những người lính này, một anh chàng trẻ tuổi phải lên phía bắc để bảo vệ tòa Trường Thành này và đã nhiều năm anh không được về thăm nhà. Ở dưới quê, anh chỉ có một người cha già đang sống một mình mà không ai chăm sóc.
Tượng lính đặt tại pháo đài Tây Phong Khẩu
Người cha sợ rằng, mình sẽ không còn cơ hội để gặp lại con nữa. Và thế là, ông đã tới Vạn Lý trường Thành, mong rằng sẽ gặp được con trai, có thể đây sẽ là lần cuối. Khi tới pháo đài Tây Phong Khẩu, ông đã tình cờ gặp được lại con.
Hai người mừng rỡ, ôm chầm lấy nhau vừa khóc vừa cười, vừa mừng vừa tủi. Nhưng bất ngờ, họ đã bị bắn ngay tại pháo đài này và cả hai đều đã nằm xuống. Từ đó, nơi này được đặt tên là Tây Phong Khẩu, có nghĩa là một cuộc hội ngộ hạnh phúc.
Truyền thuyết đài Ly Sơn
Truyền thuyết nổi tiếng này diễn ra vào thời kỳ Tây Chu (1122-711 TCN). Bên cạnh Vua Chu là hoàng hậu Bao Tự, bà là một mỹ nhân có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành và được Vua hết mực sủng ái. Mặc dù vậy, Bao Tự không bao giờ cười.
Truyền thuyết về đài Lý Sơn gắn với vị Hoàng hậu xinh đẹp, tên Bao Tự
Bấy giờ, quan thần thấy Vua ngày đêm trăn trở, bèn hiến một kế sách, tâu vua hãy phóng hỏa đài Ly Sơn để khiến dân chúng hoảng sợ, điều này biết đâu có thể làm hoàng hậu bật cười.
Và thật vậy, dân chúng thấy lửa cháy thì sợ hãi và chạy toán loạn, trước cảnh tượng hỗn độn ấy, hoàng hậy đã cười.
Chẳng bao lâu sau, quân địch xâm lược Tây Chu, vua Chu bèn đốt tháp để cầu cứu tương trợ nhưng các nước chư hầu không ai có động tĩnh gì bởi họ đã bị đánh lừa một lần với vụ cháy đài Ly Sơn. Kết cục là Tây Chu sụp đổ và vua Chu bị giết chết.
(Nguồn:Chinatravellers.com)