Đầu bếp nhà hàng mách: Dầu thải trong máy hút mùi là một "bảo bối", bạn bỏ đi sẽ là sai lầm lớn

Lam Anh |

Dầu thải trong máy hút mùi có đặc điểm là vừa dính lại vừa nhớt. Nhiều người sẽ vứt bỏ chúng đi vì nghĩ rằng loại dầu này giữ lại cũng không có tác dụng gì. Tuy nhiên, nếu biết 9 mẹo dưới đây, bạn hoàn toàn có thể biến dầu thải thành bảo bối cực hữu ích trong nhà.

Máy hút mùi là thiết bị được thiết kế đặc biệt để hút khói dầu. Khói dầu này sẽ được hóa lỏng sau khi nhiệt độ hạ xuống và trở về dạng lỏng ban đầu, sau đó nằm lại trong hộp hoặc thùng chứa dầu thải của máy hút mùi.

Đầu bếp nhà hàng mách: Dầu thải trong máy hút mùi là một bảo bối, bạn bỏ đi sẽ là sai lầm lớn - Ảnh 1.

Những người thường xuyên vệ sinh máy hút mùi đều biết rằng khi nồng độ dầu khói hít vào đạt đến một mức nhất định bên trong máy hút mùi sẽ tạo thành một chất gọi là “dầu thải”. Lượng "dầu thải" này có kết cấu đặc và có màu rất giống với dầu động cơ.

Tuy nhiên, bạn đừng dễ dàng vứt bỏ lượng dầu thải này, vì chúng rất giàu protein và dầu nên rất hữu ích trong cuộc sống. Chỉ cần sử dụng đúng cách, dầu thải sẽ phát huy công dụng rất lớn trong nhiều mặt của cuộc sống.

1. Loại bỏ rỉ sét trên bề mặt kéo và kìm

Kéo, kìm và các dụng cụ khác có thể bị rỉ sét hoặc bị kẹt sau khi sử dụng được một thời gian. Nếu kéo và các thiết bị khác bắt đầu hoạt động không trơn tru, bạn có thể bôi một lượng dầu thải lên các mấu nối của chúng. Loại dầu thải này tương đương với dầu máy nên có thể bôi trơn cho cây kéo và giúp các dụng cụ bị rỉ sét hoạt động êm ái trở lại. Ngoài ra, phủ một lượng dầu thải lên các dụng cụ bằng sắt cũng có thể giúp chúng ngăn ngừa tình trạng han gỉ.

Đầu bếp nhà hàng mách: Dầu thải trong máy hút mùi là một bảo bối, bạn bỏ đi sẽ là sai lầm lớn - Ảnh 2.

2. Làm đèn dầu

Mọi người cũng có thể sử dụng dầu thải để chế tạo đèn dầu hỏa. Đầu tiên, hãy tìm một thùng chứa thích hợp và đổ dầu thải vào đó. Sau đó lấy một sợi dây bông thấm thật kỹ vào dầu thải. Tiếp đến ta rút nhẹ sợi dây bông ra rồi dùng bật lửa châm lửa để hoàn thành một chiếc đèn dầu. Nếu nhà bạn bị mất điện đột ngột mà không có dụng cụ chiếu sáng thì có thể dùng giải pháp này để làm một chiếc đèn soi thay thế, vừa đơn giản vừa thiết thực.

Đầu bếp nhà hàng mách: Dầu thải trong máy hút mùi là một bảo bối, bạn bỏ đi sẽ là sai lầm lớn - Ảnh 3.

3. Bôi trơn lõi khóa

Không biết bạn đã từng gặp trường hợp này chưa, ổ khóa nhà bạn sử dụng lâu ngày sẽ trở nên thô ráp, có khi bị kẹt. Tương tự như vậy, chìa khóa sử dụng lâu ngày cũng sẽ bị han gỉ. Trước tình trạng này, sử dụng dầu thải để xử lý có thể rất hiệu quả.

Nhẹ nhàng quét một ít dầu thải lên chìa khóa. Sau đó dùng chìa khóa đã qua xử lý để mở cửa bằng cách vặn sang trái và phải, bằng cách này bạn có thể bôi trơn lõi khóa. Phương pháp này không chỉ giúp cửa mở êm hơn rất nhiều mà còn có tác dụng bảo vệ, phòng ngừa tình trạng bị kẹt trở lại.

4. Thúc đẩy sự phát triển của hoa và cây

Mặc dù dầu thải không thể ăn được nhưng lượng dầu cùng protein dồi dào của nó là chất dinh dưỡng tuyệt vời, có thể kích thích sự phát triển của cây và hoa. Vì vậy, sau khi nhỏ vài giọt dầu thải vào chậu hoa, hoa sẽ phát triển khỏe và đẹp, cành lá xum xuê.

Đầu bếp nhà hàng mách: Dầu thải trong máy hút mùi là một bảo bối, bạn bỏ đi sẽ là sai lầm lớn - Ảnh 4.

5. Dùng để bắt ruồi, muỗi

Mỗi khi mùa hè đến, muỗi, ruồi bay lượn lờ sẽ luôn trở thành mối phiền toái khó chịu trong nhà bạn. Trên thực tế, dầu thải có thể là vũ khí thần kỳ để giải quyết vấn đề này. Chỉ cần nhỏ một ít dầu thải này lên giấy thiếc và đặt ở nơi muỗi/ruồi thích trú ngụ.

Mùi hương đặc biệt của dầu sẽ thu hút chúng nên một khi bay đến giấy dầu, ruồi/muỗi sẽ bị dính chặt lại và từ đó dễ dàng giải quyết vấn đề muỗi, ruồi!

6. Làm xà phòng handmade

Nếu dùng dầu thải để làm xà phòng thì độ an toàn sẽ rất tốt - dù là bạn sử dụng để giặt giũ, lau nhà bếp hay cọ sàn nhà, tác dụng khử nhiễm của nó đều rất nổi bật.

Đầu bếp nhà hàng mách: Dầu thải trong máy hút mùi là một bảo bối, bạn bỏ đi sẽ là sai lầm lớn - Ảnh 5.

7. Bôi trơn bản lề cửa, giường, tủ

Bản lề cửa, cửa sổ, tủ được làm bằng kim loại nên khi sử dụng lâu dài sẽ dễ bị ăn mòn. Chúng ta có thể bôi dầu thải lên bản lề. Giống như dầu bôi trơn, dầu thải cũng có thể tạo ra tác dụng y như vậy. Bằng cách này, nó không chỉ có thể giải quyết hiệu quả vấn đề kêu cót két của cửa ra vào và cửa sổ mà còn ngăn chặn sự xuất hiện của rỉ sét.

Đầu bếp nhà hàng mách: Dầu thải trong máy hút mùi là một bảo bối, bạn bỏ đi sẽ là sai lầm lớn - Ảnh 6.

8. Dùng để diệt gián và chuột

Việc diệt chuột và gián khỏi nhà bạn thường đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại hóa chất, điều này có thể rất khó khăn đối với những hộ gia đình có trẻ nhỏ và vật nuôi.

Vì vậy, việc sử dụng các thành phần an toàn là rất quan trọng. Chúng ta có thể xử lý dầu thải và sử dụng nó để diệt chuột và gián một cách hiệu quả. Phương pháp này an toàn, thân thiện với môi trường và không gây hại cho cơ thể con người. Bạn có thể cho gạo vào dầu thải, sau đó cho một ít bột giặt vào, khuấy đều, vớt gạo ra và đặt ở nơi chuột, gián thường lui tới.

Mùi của những thứ này và gạo sẽ thu hút chuột và gián, đồng thời các hóa chất trong bột giặt có thể gây tử vong cho chúng. Khi gián, chuột ăn cơm đã qua xử lý, độ dính của dầu thải sẽ giúp chúng dễ dàng bị tiêu diệt.

Đầu bếp nhà hàng mách: Dầu thải trong máy hút mùi là một bảo bối, bạn bỏ đi sẽ là sai lầm lớn - Ảnh 7.

9. Rửa dầu bằng dầu

Nhà bếp đương nhiên là nơi chứa nhiều bụi bẩn nhất, ngoài dầu được chiết xuất đặc biệt từ máy hút mùi, một lượng dầu nhỏ cũng sẽ văng ra bàn nấu và bếp ga, việc lau chùi thực sự rất tốn thời gian.

Lúc này, bạn có thể áp dụng phương pháp “rửa dầu bằng dầu” để làm sạch hiệu quả. Xét cho cùng, bản thân dầu có tác dụng hòa tan, và các loại dầu cùng tính chất hòa tan với nhau để đạt được hiệu quả làm sạch tốt. Sử dụng phương pháp này để xử lý các vết dầu khó làm sạch trên bề mặt máy hút mùi có thể đem lại hiệu quả không nhỏ và cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm tiền.

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiều vật dụng được coi là “rác thải”. Nhưng thực tế chúng vẫn còn giá trị tiềm năng, chỉ là chúng ta chưa tìm ra cách tái sử dụng hợp lý mà thôi. Dầu thải trong máy hút mùi được đề cập ở bài viết ngày hôm nay là một ví dụ.

Chúc các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại