"Dấu ấn Nga" trong các tên lửa mới phóng của Triều Tiên

P.Võ |

3 tên lửa mà Triều Tiên mới phóng trong những ngày vừa qua có nhiều điểm giống với loại tên lửa gây tranh cãi được quân đội Nga triển khai ở Syria, theo các chuyên gia quân sự.

Ba tên lửa tầm ngắn nói trên, được lần lượt phóng trong các ngày 3 và 9-5, rất giống tên lửa Iskander do Nga thiết kế. Đây là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được đưa vào kho vũ khí Nga trong hơn 10 năm qua.

"Có dấu ấn công nghệ Nga trong tên lửa mới phóng của Triều Tiên"- ông Marcus Schiller, chuyên gia hàng đầu về tên lửa Triều Tiên, nhận định.

Theo chuyên gia này, Bình Nhưỡng không mua trực tiếp tên lửa từ Moscow nhưng có thể nhận những thành phần quan trọng từ nước nào đó trong lúc tự mình chế tạo các bộ phận như vỏ bên ngoài.

 Dấu ấn Nga trong các tên lửa mới phóng của Triều Tiên  - Ảnh 1.

Tên lửa được phóng hôm 9-5. Ảnh: KCNA

 Dấu ấn Nga trong các tên lửa mới phóng của Triều Tiên  - Ảnh 2.

Tên lửa được phóng hôm 9-5. Ảnh: KCNA

Không gì lạ khi Iskander được xem là loại tên lửa nhận được sự quan tâm đặc biệt của Triều Tiên. Nó được thiết kế để bay ở độ cao khoảng 40km và có thể được điều chỉnh hướng trong quá trình bay. Những khả năng này khai thác được điểm yếu trong các hệ thống phòng thủ tên lửa đang được Mỹ và Hàn Quốc triển khai - chủ yếu là khẩu đội tên lửa Patriot và hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.

Do sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, Iskander cũng có tốc độ phóng nhanh hơn, nhờ đó khó bị phá hủy trên mặt đất. Nó cũng có khả năng tấn công chính xác hơn nhờ hệ thống dẫn đường tiên tiến. Chính quyền Tổng thống Donald Trump khẳng định các tên lửa mới phóng không phải là mối đe dọa đối với Mỹ. Dù vậy, trong trường hợp xung đột nổ ra, chúng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu phía sau chiến tuyến, như căn cứ quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc.

 Dấu ấn Nga trong các tên lửa mới phóng của Triều Tiên  - Ảnh 3.

Tên lửa được phóng hôm 3-5. Ảnh: KCNA

Ông Michael Elleman, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho rằng việc phân tích sâu hơn về màn thể hiện của tên lửa sẽ cung cấp thêm manh mối về chuyện nó có phải do Nga sản xuất hay không.

"Nếu đường bay và độ chính xác của tên lửa không phù hợp với quỹ đạo và hiệu suất được biết đến của Iskander, có khả năng đây chỉ là tên lửa được phát triển tại Triều Tiên với sự hỗ trợ kỹ thuật bên ngoài" - ông Elleman nhận định.

Thông tin ban đầu cho thấy có ít nhất một vụ thử có quỹ đạo giống Iskander.

Tên lửa Iskander từ lâu đã trở thành nguồn cơn gây căng thẳng ở châu Âu. Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng nhắc đến tên lửa này như là một lý do chính đằng sau quyết định rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) hồi tháng 2 qua.

INF cấm sản xuất, thử nghiệm và triển khai tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo phóng từ đất liền và có tầm bắn từ 500-5.500 km.

 Dấu ấn Nga trong các tên lửa mới phóng của Triều Tiên  - Ảnh 4.

Tên lửa Iskander Ảnh: Reuters

TRong khi đó, Iskander gia nhập kho vũ khí Nga từ năm 2006. Phiên bản Iskander-M được quân đội Nga sử dụng có chiều dài hơn 7m và có tầm bắn từ 400-500 km. Moscow cho rằng tầm hoạt động của Iskander-M không vượt qua mức giới hạn nói trên của INF nên không vi phạm hiệp ước này.

Không những thế, Nga còn đang xem tên lửa Iskander là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng. Phiên bản dùng để xuất khẩu (gọi là Iskander-E) đã được điều chỉnh giảm về tầm bắn và tải trọng. Nga đã bán tên lửa này cho Algeria, Armenia và được cho là đã thảo luận với một số khách hàng tiềm năng khác, như Iran, Libya, Malaysia, Ả Rập Saudi…

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại