Cách làm ngược đời này khiến bóng đá Việt thua đơn thiệt kép. Dù đội tuyển quốc gia mới bộ mặt của nền bóng đá, phản ánh sự phát triển là nhưng điều lạ là VFF lại coi thành tích của U.22 Việt Nam tại SEA Games mục tiêu cao nhất.
Điều này được thể hiện qua việc ở thời điểm bổ nhiệm HLV Hữu Thắng cách đây 2 năm, VFF đã đặt mục tiêu hướng tới là giành vàng tại Đại hội thể thao Đông Nam Á.
Tuyển VN thua sấp mặt ở AFF Cup, VFF vẫn không đoái hoài. Ảnh Tuấn Tú
Vì ôm ấp mộng lớn cùng lứa U.22 nên ngay cả khi đội tuyển Việt Nam bị loại cay đắng ở bán kết AFF Cup 2016, Hữu Thắng vẫn tiếp tục được trao gửi niềm tin để hướng tới giải đấu vào năm sau.
Điều này khác hẳn với cách làm của các nền bóng đá hàng đầu khác trong khu vực Đông Nam Á. Đơn cử như Thái Lan, họ quyết định chia tay HLV Kiatisak khi ông thầy này thất bại toàn diện trong hành trình đưa đội tuyển quốc gia dự vòng loại cuối cùng của World Cup 2018.
Liên đoàn bóng đá Thái Lan bỏ qua chiến tích 2 lần giành huy chương vàng SEA Games và 2 lần đăng quang tại AFF Cup, đưa U.23 Thái Lan lọt vào bán kết ASIAD 16 trong 4 năm dẫn dắt.
Thành tích của Thái Lan hơn hẳn Việt Nam ở cả sân chơi đội tuyển quốc gia và lứa U.23. Nhưng việc chấm dứt hợp đồng với một HLV nội đã giúp bóng đá nước này thống trị Đông Nam Á.
Điều này cho thấy họ coi trọng việc nâng tầm đội tuyển quốc gia ở sân chơi châu lục và thế giới thay vì quá chú trọng đấu trường khu vực.
Thái Lan cũng có sự phân tách các đội trẻ và đội tuyển cho mỗi giải đấu với những đội hình riêng trong khi mọi kế hoạch gồm cả đội tuyển ở nhiệm kỳ của Hữu Thắng đều hướng tới cái đích lớn nhất: SEA Games.
Cách làm kiểu ăn xổi, quan tâm đến phần ngọn đó đang báo hại VFF. Chẳng những U.22 tiếp tục lỡ hẹn giấc mộng vàng SEA Games mà chất lượng đội tuyển quốc gia cũng khó nâng lên. Hệ quả là mục tiêu vô địch "ao làng" vẫn là ảo vọng trong khi bộ mặt nền bóng đá ngày càng đi xuống, tụt lùi.
Với cách làm không giống ai, nhiều chuyên gia cho rằng nếu U.22 Việt Nam có đoạt huy chương vàng SEA Games 29 thì cũng chỉ là may mắn chứ không phải bản chất và thực lực của nền bóng đá chỉ coi trọng khâu ngắn hạn.
Có một nghịch lý xảy ra với bóng đá Việt Nam đó là SEA Games dù khao khát và làm mọi cách để đạt được nhưng vẫn cứ lảng tránh khi áp lực, sức ép của sự kỳ vọng quá cao.
Ngược lại cấp đội trẻ khi thi đấu trong tâm thế học hỏi, không đặt nặng thành tích lại liên tiếp gặt hái thành thích vượt trên cả mong đợi.
Đơn cử như ĐT U.20 Việt Nam xuất sắc đoạt vé tham dự U.20 World Cup 2017 và gây ấn tượng ở giải đấu này, ĐT U.15 Việt Nam đăng quang Đông Nam Á năm 2017 sau khi hạ chính chủ nhà Thái Lan ngay trên sân đối phương, ĐT nữ Việt Nam, ít được chú ý và đầu tư lại giành HCV.
Câu hỏi trên là căn nguyên của việc loay hoai tìm thầy cho bóng đá Việt mà giới lãnh đạo chóp bu VFF đang lần mò tìm lời giải qua nhiều thập kỷ.