Đạt-lai Lạt-ma: "Nếu có ai đó khiến bạn bị tổn thương nhiều nhất, thì đó là chính bạn"

Trang Nguyễn |

Hầu hết các trường hợp trong đời sống, chỉ có một người khiến bạn tổn thương nhiều nhất, đó chính là bạn. Con người thường thiết lập lớp bảo mặt nạ bảo vệ riêng từ nỗi sợ hãi hay lo lắng không được yêu thương. Lớp mặt nạ càng dày, họ càng không thể cho phép mình đón nhận người có thể yêu thương họ thật lòng.

Chuyện kể rằng, có một cô gái tên Lan 28 tuổi vừa chia tay bạn trai cũ khoảng một năm về trước.

Thời điểm ấy, Lan đang có chuyến công tác dài ở Singapore và người đàn ông kia đề nghị chia tay qua điện thoại bằng tin nhắn ngắn gọn: "Anh nghĩ chúng ta không hợp, chia tay em nhé." Và từ đó, anh ta cắt đứt liên lạc với Lan. Lan bàng hoàng không hiểu chuyện gì đã xảy ra.

Thời gian khiến cảm xúc nguôi ngoai, mặc dù không còn gì luyến tiếc trong mối quan hệ này, Lan vẫn có cảm giác như còn điều gì đó chưa được giải quyết. Vì đặt trong tư thế là một người phụ nữ thành đạt và xinh đẹp, mối tình cũng đang độ yên ổn và đẹp đẽ, tại sao cô lại bị một chàng trai bình thường vừa mới ra trường đá?

Khoảng một thời gian sau đó, có vài người đàn ông thành đạt và tốt bụng muốn ở trong một mối quan hệ nghiêm túc với Lan.

Nhưng vì gánh nặng trong lòng dẫn đến cảm giác chưa sẵn sàng, Lan từ chối. Để quên đi chuyện cũ và tránh xúc cảm bất an, cô làm việc cật lực hơn, đến văn phòng từ 8 giờ sáng và về nhà lúc 9 giờ tối.

Tự hỏi tại sao Lan không gọi cho người đàn ông từng chia tay mình qua điện thoại để xin một cuộc hẹn thích hợp, và từ đó giải quyết bao hiểu lầm tồn đọng và giảm gánh nặng cảm xúc cho cả hai? Nhưng câu trả lời của Lan là: "Nhưng, cái tôi của tôi…."

Vâng, vấn đề là "cái tôi của tôi"!

Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có một người khiến bạn bị tổn thương, đó là chính bạn. Bạn có biết điều đó? Bạn thường thiết lập các lớp bảo vệ riêng từ nỗi sợ hãi và lo lắng không được yêu thương. Khi lớp mặt nạ càng dày, bạn không cho phép mình đón nhận một người có thể yêu thương bạn thật lòng.

Mỗi người đều mang một chiếc mặt nạ vô thức

Đã khi nào bạn yêu mà không dám nói?

Đã khi nào bạn giận mà chưa dám bày tỏ?

Đã khi nào bạn buồn mà vẫn tỏ ra vui?

Đã khi nào dù không muốn nhưng bạn vẫn làm?

Đã khi nào bạn .... mà vẫn ....?

Đã khi nào bạn nhìn thấy người khác thờ ơ mà hiểu rằng họ đang yêu?

Đã khi nào bạn nhìn thấy người khác giận dữ mà hiểu rằng họ đang gặp chuyện ở ngoài?

Đã khi nào bạn nhìn thấy người khác cười mà hiểu rằng đằng sau đó là nỗi buồn vô tận?

Đã khi nào bạn thấy người khác làm điều gì đó cho mình mà hiểu rằng họ đang không làm vì điều họ muốn?

Đạt-lai Lạt-ma: Nếu có ai đó khiến bạn bị tổn thương nhiều nhất, thì đó là chính bạn - Ảnh 1.

Mỗi ngày mới đến, chúng ta phải đối mặt với vô vàn điều phức tạp diễn ra quanh mình. Trong những lúc như vậy, chúng ta mang lên khuôn mặt của mình những chiếc mặt nạ MỘT CÁCH VÔ THỨC, nhiều đến nỗi đôi khi ta không biết được đâu mới là cảm xúc thật...

Giống như búp bê matryoshka của Nga, bạn sẽ phải tháo bỏ từng lớp mặt nạ một, đứng từ ngoài quan sát và cố gắng phân biệt con người thật của mình với các vai diễn mà bạn cho là mình suốt những năm qua, cho đến khi bạn tìm thấy được bản thể thuần tuý nhất của mình. Cho tới khi đó, hãy tháo bỏ mặt nạ. Hãy tháo bỏ tất cả những lớp mạt nạ của cái tôi kia đi.

Tối nay về nhà, bạn hãy khóa cửa phòng mình lại, ngồi trong không gian riêng tư và quen thuộc, bạn hãy đứng trước gương, nhìn vô mọi thứ mà bạn nắm giữ, hoặc khoác lên người. Nếu có cái gì vượt khỏi tiện ích cơ bản, hãy tháo ra, vì nó chỉ tồn tại ở đó để phục vụ cái tôi của bạn mà thôi.

Hãy nhìn vào cái váy này, nó sinh ra để che chắn và bảo vệ cơ thể hay để dựng hình ảnh cá nhân của bạn? Nếu không phải xuất hiện thanh lịch trước mặt người khác, bạn có cần cái này không? Còn đôi giày này thì sao, nếu không cần thiết có sự chuyên nghiệp, bạn có mua đôi giày khác thoải mái hơn?

Đạt-lai Lạt-ma: Nếu có ai đó khiến bạn bị tổn thương nhiều nhất, thì đó là chính bạn - Ảnh 2.

Một chút nữa, hãy nhìn vào trang sức, sơn móng tay và mái tóc của bạn. Có thứ nào phục vụ tiện ích cơ bản? Hãy xem nào, mỗi ngày, chúng ta đã khoác lên người bao nhiêu thứ chỉ để thỏa mãn cái tôi của mình.

Bạn có cảm thấy nhẹ nhàng khi lột bỏ được chúng xuống không? Nằm trên gường với bộ đồ ngủ thoải mái, thật sự sướng hơn đúng không nào?

Cũng giống như vậy, một lúc nào đó, bạn hãy nhìn vô cảm xúc của bản thân bạn. Cảm xúc đấy có phải là bạn không? Hãy quan sát chúng.

Mỗi ngày, bạn có biết bao nhiêu xúc cảm: buồn, vui, tổn thương, đau đớn, hy vọng rồi thất vọng, gần như các cảm xúc ấy do thế giới bên ngoài tác động đến bạn, do vậy, cảm xúc là cái gì đó thất thường, diễn ra từ cái tôi của chính bạn. Khi sự tự nhận thức của BẠN trở nên sâu sắc hơn, rồi bạn sẽ đạt đến một nhận thức rất quan trọng: bạn không phải là cảm xúc của bạn.

Bạn không phải là cảm xúc của bạn

Nếu bạn là một người hành thiền, rồi bạn sẽ nhận thấy sự chuyển đổi vi tế mà vô cùng quan trọng - rằng cảm xúc chỉ đơn giản là những gì bạn cảm thấy, chứ không phải con người bạn. Cảm xúc chuyển từ bản thể (tôi) sang trải nghiệm (tôi cảm thấy).

Cảm xúc trở thành những gì bạn trải nghiệm trên cơ thể, vì vậy bạn sẽ lập tức chuyển từ "Tôi tức giận" sang "Tôi trải nghiệm sự tức giận trên cơ thể tôi". Sự chuyển đổi vi tế này là cần thiết vì nó cho thấy loài người có khả năng làm chủ các cảm xúc.

Nếu có ai đó khiến bạn bị tổn thương nhiều nhất, thì đó là chính bạn. Đạt-lai Lạt-ma từng chia sẻ: tuy rằng bạn không thể khiến một suy nghĩ hoặc một cảm xúc không lành mạnh không khởi lên, bạn có sức mạnh để buông thả nó đi, và một tâm trí đã được rèn luyện kỹ càng sẽ có thể buông thả nó đi ngay khoảnh khắc nó khởi lên.

Cảm xúc tiêu cực giống như con quái vật tức giận, nó cần ăn các câu chuyện và cảm xúc tức giận của bạn. Nếu không có cái gì cho nó ăn, quái vật này sẽ để bạn yên và đi chỗ khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại