Tiêm kích Rafale
Tại Ấn Độ, người ta đang bình luận tuyên bố của Bộ Quốc phòng nước này về sự sẵn sàng mua của Pháp 6 máy bay tiếp nhiên liệu Airbus A330 MRTT. Cơ quan quân sự của Ấn Độ trả lời rằng việc mua sắm này "cho phép hiện đại hoá đội máy bay tiêm kích đặc biệt của lực lượng Không quân Ấn Độ".
Tuy nhiên nhữngtuyên bố và kế hoạch như thế đang vấp phải những lời chỉ trích của các chuyên gia quân sự Ấn Độ.
Cụ thể, họ chỉ ra ra rằng những kế hoạch này của Bộ Quốc phòng gần như khẳng định vấn đề tồi tệ mà các chuyên gia đã đề cập đến ngay từ đầu.
Đó là việc các tiêm kích Rafale trước đây được mua của Pháp không có khả năng được tiếp nhiên liệu một cách hiệu quả do việc hoán cải IL-78 thành máy bay tiếp nhiên liệu trên không cho các Rafale của Pháp bất ngờ gặp phải những vấn đề.
Được biết rằng hiện nay tại Ấn Độ máy bay tiếp dầu IL-78 với hệ thống bơm nhiên liệu đặc chủng. Trong số các lời chê trách:
"Khi ký hợp đồng mua tiêm kích Rafale, tại sao ngay từ đầu không ký hợp đồng mua các máy bay tiếp nhiên liệu phù hợp hoặc không nghiên cứu chế tạo hệ thống mới cho những máy bay tiếp nhiên liệu do Nga sản xuất?
Đến giờ Bộ Quốc phòng lại nói về "những kế hoạch" mua Airbus A330. Nhu cầu này trước đó chưa từng xuất hiện trong đầu? Ban đầu thì mua Rafael, hiện giờ lại không biết phải tiếp nhiên liệu như thế nào".
Tiêm kích Rafale thực hành tiếp dầu trên không
Những người đối lập với chính phủ hiện thời cho rằng câu chuyện này có thể lại liên quan tới thoả thuận tham nhũng hoặc sự vô trách nhiệm một cách lạ lùng, khi các bản hợp đồng không được tính toán hợp lý.
Công tác viên khoa học Viện Nghiên cứu thế giới và các cuộc xung đột tại New Dehli (Ấn Độ), ông Abhijit Aier-Mitra: Tôi cho rằng việc mua 6 máy bay tiếp nhiên liệu của Pháp sẽ là ném tiền qua cửa sổ.
Được biết rằng Ấn Độ trong trường hợp đó sẽ phải bỏ tiền thêm để bảo dưỡng khí tài này cũng như huấn luyện lại các phi công và nhân viên kỹ thuật.
Ông Aier-Mitra: "Đó là thứ thường xuyên xảy ra. Ban đầu đặt hàng, sau đó mới suy nghĩ. Có cảm giác như những con người này không hề có tư duy về kinh tế. Dự định chi một kiểu, cuối cùng lại tốn kém hơn nhiều.
Nếu IL-78 sau khi được lắp đặt mới các thiết bị sẽ tốn kém khoảng 80 triệu USD, còn Airbus mất khoảng 200 triệu".
Người ta cũng bổ sung thêm rằng, theo logic này, nếu Không quân Ấn Độ bất ngờ quyết định mua những tiêm kích do Mỹ sản xuất (đúng là có kế hoạch như thế), họ sẽ lại có kế hoạch đặt hàng cả cả máy bay tiếp nhiên liệu của Mỹ