Darya Klishina: Trải nghiệm đau đớn vì là một VĐV Nga

Với rất, rất nhiều VĐV, việc được tham gia Olympic là một điều gì đó rất đáng tự hào, là những trải nghiệm tuyệt vời mà họ sẽ nhớ mãi trong suốt phần đời sau đó của mình.

Nhưng với những VĐV Nga tại Rio de Janeiro 2016, những ngày vừa qua là những ngày của đau đớn, sợ hãi và tủi nhục. Darya Klishina, VĐV Nga duy nhất được phép thi đấu trong môn điền kinh Olympic, là người hiểu rất rõ về những trải nghiệm đau đớn này.

Darya Klishina: Trải nghiệm đau đớn vì là một VĐV Nga - Ảnh 1.

Darya Klishina cô đơn tại 1 góc khán đài...

Cho biết sau khi giành quyền vượt qua vòng đấu loại nội dung nhảy xa nữ với thành tích 6,64m, xếp hạng 8/12 VĐV sẽ tham gia thi đấu ở vòng chung kết, Klishkina trải lòng: “Rất khó khăn khi làm VĐV Nga duy nhất thi đấu trong môn điền kinh.

Trong khi, thông thường chúng tôi là một đội tuyển to lớn và mạnh mẽ, thì giờ đây tôi phải đơn độc một mình. Tôi muốn cả đội tuyển Nga ở đây cùng với tôi. Tôi rất lo lắng, rất sợ hãi. Tôi chịu rất nhiều áp lực trong tuần lễ vừa qua nhưng tôi không muốn nói về cái tuần lễ đó nữa”.

Sự cô độc của Klishina, sự tủi nhục mà Yulia Efimova phải gánh chịu, hay việc các tay vợt Nga chụp hình chung với các tay vợt Ucraina để thể hiện tình đoàn kết để rồi sau đó, những hình ảnh đó bị tháo xuống, sẽ là trải nghiệm nhớ đời của thể thao Nga nói chung, mà đó, đáng buồn lại là trải nghiệm đau đớn, không phải sung sướng và lạc quan với chiến thắng, với hạnh phúc, với những tấm HCV rơi rụng như lá mùa thu.

Klishina từng được IAAF cấp giấy phép đặc biệt đến với Rio, để rồi, đến ngày 13-8, chỉ vài ngày trước khi nội dung nhảy xa triển khai thi đấu, IAAF lại trở mặt cấm cô thi đấu. Trong tủi nhục, Klishina đã phải chống án, và cô đã vừa khóc vừa nói rằng:

“Tôi là một VĐV trong sạch, tôi đã chứng minh điều đó rất nhiều lần, nhiều hơn bất kỳ hoài nghi nào. Tập luyện suốt 3 năm trên đất Mỹ, tôi đã trải qua hầu hết những kiểm tra. Tôi chỉ là một nạn nhân của một hệ thống lôi kéo bằng bằng mánh khóe nhằm hạ thấp làng thể thao tươi đẹp của chúng tôi để phục vụ cho những mục đích chính trị”.

Sau đó, Klishina đã kháng án thành công, được thi đấu ở Rio, nhưng cô vẫn chịu những cảm giác đau đớn không đáng có.

Tính đến ngày 17-8, thể thao Nga đã có 12 HCV Olympic, thấp hơn rất nhiều so với thời điểm tương đương ở London 2012, trong đó, họ thắng đến 4 HCV môn đấu kiếm.

Võ lâm đệ nhất kiếm là những câu chuyện kiếm hiệp câu khách của Trung Quốc. Võ lâm đệ nhất kiếm cũng là mỹ từ từng được dùng để miêu tả làng đấu kiếm Ý, Pháp, nhưng ở Rio, vượt qua nhiều khó khăn, nước Nga cho thấy họ mới chính là đương kim đệ nhất kiếm thiên hạ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại