1. Giúp giảm căng thẳng và lo lắng
Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như: Bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, béo phì. Đắp chăn, đặc biệt chăn có trọng lượng là phương pháp đơn giản, không cần thuốc giúp bạn điều trị chứng mất ngủ.
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những bệnh nhân bị mất ngủ kinh niên trong độ tuổi từ 20 đến 66 ngủ lâu hơn và ít trở mình hơn khi được đắp chăn. Các bệnh nhân cho biết họ thấy dễ ngủ hơn khi sử dụng chăn và cảm thấy sảng khoái hơn vào buổi sáng.
Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng và giáo sư trợ giảng tại Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho biết: Serotonin là một trong những chất "tạo cảm giác dễ chịu", đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho chúng ta hạnh phúc và bình tĩnh. Khi bị căng thẳng và lo lắng, bạn sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn.
Tuy nhiên, khi phủ chăn lên người, lượng serotonin sẽ tăng lên và làm cho cảm giác tiêu cực đó dần biến mất. Đặc biệt, độ nặng từ những chiếc chăn có trọng lượng làm giảm nhịp tim và nhịp thở của bạn, giúp cơ thể sẵn sàng rơi vào giấc ngủ. Nó cũng kích thích sản xuất melatonin (một hormone có tác dụng gây buồn ngủ) để bạn ngủ ngon hơn.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng chăn có thể là công cụ bổ trợ hữu ích (cùng các liệu pháp chữa trị khác) giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ ở bệnh nhân mất ngủ.
2. Điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể
Con người là những sinh vật có máu nóng, nghĩa là cơ thể của chúng ta giữ ấm bằng cách tự điều chỉnh nhiệt độ bên trong. Tuy nhiên, khi chìm vào giấc ngủ sâu, khả năng kiểm soát của chúng ta mất dần, đây là lúc bạn cần sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh. Chăn chính là công cụ giúp cơ thể điều chỉnh và duy trì mức nhiệt độ cần thiết.
3. Mang lại cảm giác được bảo vệ và an toàn
Rối loạn lo âu là tình trạng sức khỏe tâm thần liên quan nhiều đến tình trạng lo lắng, sợ hãi, căng thẳng… Việc thường xuyên lo lắng hoặc lo lắng thái quá có thể khiến bạn mất tập trung, căng thẳng và luôn trong tình trạng cảnh giác. Rối loạn lo âu là một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến nhất, ảnh hưởng đến mọi người ở mọi độ tuổi khác nhau, thậm chí là trẻ em.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc kê đơn hoặc liệu pháp tâm lý, một nghiên cứu năm 2020 cho thấy chăn có trọng lượng cũng mang lại hiệu quả rất tốt.
Ông Brian Wind cho rằng cảm giác nặng của chăn có trọng lượng sẽ kích hoạt hệ thần kinh đối giao cảm của bạn, làm giảm nhịp tim khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng và làm giảm bớt các chức năng cần năng lượng cao.
Khi còn nhỏ, nỗi sợ hãi phổ biến nhất mà chúng ta gặp phải là sợ bóng tối. Chăn có khả năng tăng cường cảm giác an toàn trong những tình huống như vậy. Khi được bao bọc bởi chăn ấm, chúng ta sẽ thấy mình đang an toàn và được bảo vệ. Ngay cả khi bạn đã trưởng thành thì cảm giác an toàn khi nằm trong chăn vẫn mãi được cơ thể ghi nhớ.
4. Giúp chúng ta chìm vào giấc ngủ dễ dàng và ngon giấc
Chăn giúp tạo ra một rào chắn điều hòa nhiệt độ xung quanh chúng ta. Đắp chăn làm da ấm lên, đồng thời ngăn cản các yếu tố gây lạnh tác động vào cơ thể từ môi trường ngoài. Vì được bao phủ ấm áp như thế, bạn sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn, ngủ ngon hơn và ít bị trở mình hơn.