Mới đây CTCP Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) vừa có báo cáo giao dịch của người nội bộ/người liên quan đến nội bộ. Cụ thể, sau khi nhận chuyển nhượng 4.000 cổ phần Golden Gate vào ngày 26/11, ông Đào Thế Vinh từ ngày 22-24/12/2021 đã chuyển nhượng 371.139 cổ phần (tương đương 4,86% vốn điều lệ) Golden Gate theo hình thức thỏa thuận.
Trước đó, theo chứng thư thẩm định giá do CTCP Định giá và Tư vấn Đầu tư Quốc tế ban hành ngày 30/8/2021, giá trị một cổ phần Golden Gate là 1.953.359 đồng. Tạm tính theo mức giá này, số cổ phần ông Đào Thế Vinh vừa chuyển nhượng có giá trị khoảng 720 tỷ đồng (tương đương hơn 32 triệu USD).
Ông Đào Thế Vinh hiện đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của công ty này. Ông Vinh cũng chính là người sáng lập và có tầm ảnh hưởng lớn đến Golden Gate.
Ông Đào Thế Vinh sinh năm 1972. Một số tài liệu cho biết ông Vinh được học bổng và học chuyên ngành Dự báo mô hình số trị, Trường ĐH Quốc gia Khí tượng thủy văn, TP. Saint Peterburg, CHLB Nga năm 1989.
Hai năm sau khi Liên Xô sụp đổ và nguồn tài trợ cho học bổng của Việt Nam bị chấm dứt, không có tiền và không có việc làm, ông Vinh buộc phải suy nghĩ ngoài cuộc để tìm cách tài trợ cho ba năm học tiếp theo. “Tôi đã phải làm một cái gì đó,” doanh nhân này chia sẻ lại với CEO Magazine.
“Vì vậy, tôi đã bắt đầu công việc kinh doanh rất nhỏ, dựa vào mạng lưới nội bộ để đưa hàng hóa từ bên ngoài nước Nga vào Nga và chỉ kiếm đủ tiền để tồn tại”. Trong 1 chuyến về quê hương, ông Vinh gặp gỡ người bạn đời của mình. Sau này họ kết hôn và có 3 người con trai.
Sau khi về nước, ông từng giữa chức vụ Phó Giám đốc phụ trách Marketing sau đó là CEO của công ty cổ phần Eco - Product, chuyên đóng gói và phân phối trà túi lọc Cozy.
Ông Vinh trở lại Việt Nam vào năm 2003 sau 14 năm ở Nga và bắt đầu với vị trí phó Giám đốc phục trách Marketing sau đó là CEO của CTCP Eco-Product, chuyên đóng gói và phân phối trà túi lọc Cozy. Với bản năng kinh doanh được rèn đúc từ giai đoạn ở Nga, ông Vinh bán công việc kinh doanh tại Cozy và quyết định mở “chỉ một nhà hàng” cùng với một vài người bạn.
Cuối năm 2005, ông bắt đầu mở nhà hàng lẩu nấm Ashima đầu tiên tại Hà Nội và một năm sau mở tại TP.HCM. Cơ duyên quyết định mở nhà hàng lẩu nấm đến với ông Vinh nhờ một chuyến đi Shangrila (Trung Quốc). Lần đầu tiên, ông Vinh được nếm thử món lẩu nấm đặc sản ở đây. Vị ngọt thanh nhẹ của nước dùng kết hợp với các loại nấm bổ dưỡng đã làm cho ông Vinh quyết định mở nhà hàng lẩu nấm tại Hà Nội với tên Ashima.
Tuy nhiên, Golden Gate chỉ thực sự tăng trưởng nhanh khi ra mắt hai thương hiệu là lẩu băng chuyền Kichi-Kichi và SumoBBQ. Sau đó, công ty đã phát triển nhanh chóng và nâng số nhà hàng hiện nay lên gần 400 với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Gogi House, Hutong, Manwah… và được mệnh danh là ‘ông trùm” trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi nhà hàng ở Việt Nam.
Trong chuyến đi Shangrila, ông Vinh lần đầu tiên được nếm thử món lẩu nấm đặc sản ở đây. Vị ngọt thanh nhẹ của nước dùng kết hợp với các loại nấm bổ dưỡng đã khiến người đàn ông Hà Thành quyết định mở nhà hàng lẩu nấm tại Hà Nội với tên Ashima. Đây là tên của một cô gái xinh đẹp trong truyền thuyết cổ về Rừng đá Thạch Lâm, nằm trên vùng cao nguyên 1.800m của Shangrila, vì không lấy được người mình yêu mà tự vẫn và hóa thân thành Tiểu Thạch Lâm. Và Ashima đã trở thành tên gọi chung của người dân Shangrila khi nói về những người trinh nữ xinh đẹp.
Là một người ngoại đạo trong lĩnh vực nhà hàng, ông Vinh xác định rõ chỉ là tham gia quản trị công ty, còn việc quản lý nhà hàng và chất lượng món ăn nhà sáng lập Golden Gate để những người chuyên nghiệp đảm trách. Trong một lần trả lời báo giới, ông Vinh cho biết: "Mình cần phải bán sản phẩm được mọi người ưa thích chứ không thể bán sản phẩm để thỏa mãn ý thích của cá nhân. Nếu làm được điều đó, chuyện biến sở thích cá nhân thành mô hình kinh doanh sẽ không còn mạo hiểm nữa".
Khởi đầu tốt đẹp, Ashima đã mang lại thành công rực rỡ cho Golden Gate và các ông chủ của chuỗi nhà hàng đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm để áp dụng cho các chuỗi khác sau này.
Cú hích trong quá trình phát triển của Golden Gate là sự tham gia của quỹ Mekong Capital. Năm 2008, quỹ này rót 2,6 triệu USD vào công ty của ông Vinh.
Từ 5 nhà hàng tại thời điểm Mekong Capital đầu tư, Golden Gate có 67 nhà hàng với 11 thương hiệu sau 5 năm, trong đó có các thương hiệu được biết đến nhiều như đề cập phía trên..
Cùng thành lập trong những năm 2000, cùng được nhận đầu tư từ quỹ ngoại, cùng đón đầu làn sóng tiêu dùng mới và tạo ra những quy chuẩn mạnh mẽ trong ngành nghề của hai công ty, Thế Giới Di Động và Golden Gate rõ ràng có nhiều điểm chung, nhiều giá trị cốt lõi giống nhau.
Ông Vinh từng sở hữu hơn 35% cổ phần Golden Gate tại thời điểm thành lập, nhưng sau đó giảm đáng kể khi xuất hiện một cổ đông tổ chức.
Hồi năm 2019, ông Đào Thế Vinh - Chủ tịch HĐQT Golden Gate được đề cử làm thành viên HĐQT độc lập của Thế Giới Di Động nhiệm kỳ 2019-2020. Theo nghị quyết HĐQT ngày 21/05/2021, ông được bổ nhiệm vị trí Thành viên Ủy ban Kiểm toán.
Tính đến cuối năm 2019, hệ thống Golden Gate đạt mốc 350 cửa hàng trên toàn quốc với gần 30 thương hiệu. Trong đó, năm qua Golden Gate mở rộng phiên bản Gogi House sang thương hiệu mới là Gogi Steak, tung dòng Pizza cao cấp của Ý với thương hiệu Jack's 500 Pizzeria... Kết thúc năm 2019, Công ty ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 4.776 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ nhờ mở rộng mạng lưới cũng như tăng doanh thu từ các cửa hàng được mở trong năm 2018.
Cũng trong năm 2019, ông Đào Hữu Vinh bắt tay với đối tác Nhật Bản phát triển thương hiệu thời trang công sở COEDO tại Việt Nam. Thương hiệu này có lịch sử 80 năm kinh nghiệm trong ngành may mặc.
Sang năm 2020, chịu tác động bởi Covid-19, doanh thu Golden Gate lần đầu sụt giảm mạnh, tương ứng lãi sau thuế giảm đến 80% chỉ còn 64,9 tỷ đồng – quay về mốc bắt đầu 10 năm trước. Dù vậy, Công ty vẫn tranh thủ mở rộng mạng lưới hoạt động với 386 nhà hàng tính đến cuối năm 2020, tăng 29 nhà hàng so với thời điểm đầu năm.