Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại

Vũ Huế |

Isla del Sol nằm trong hồ Titicaca nổi danh, là cái nôi của người Inca từ thời nguyên thủy. Tín ngưỡng Inca tin rằng thần Mặt trời Inti của họ được sinh ra từ mỏm đá thiêng ở rìa phía Đông. Thế nên hòn đảo mới được đặt tên là Isla del Sol, có nghĩa là đảo Mặt trời.

Isla del Sol là một hòn đảo của Bolivia, quốc gia ở Nam Mỹ, hiện được xem là một khu vực khảo cổ học quan trọng bậc nhất.

Trong thời gian phát triển cực thịnh ở thời trung đại, Isla del Sol đã có cả khu dân cư lớn và cung điện đồ sộ. Còn nây giờ, mọi thứ còn lại là hơn 80 tàn tích trên khắp diện tích chỉ 14,3km2.

Cằn cỗi, nghèo nàn và còn lạc hậu

Thần thoại Inca kể rằng, ngày xửa ngày xưa, thế giới vẫn chìm trong tăm tối mịt mùng, con người phải sống trong nỗi lo sợ. Quá xót thương, thần Mặt trời Inti đã phá vỡ mỏm đá thiêng Titi Qala mà trồi lên, ban phát ánh sáng. Nhớ ơn thần, người ta bèn đặt tên hòn đảo là Isla del Sol - nghĩa là đảo Mặt trời - và lập đền thờ dành riêng cho người.

Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 1.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 2.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 3.

Theo phát hiện của ngành khảo cổ, người Inca có mặt trên Isla del Sol từ rất sớm. Họ sinh sống tại đây từ khoảng năm 3000 trước Công Nguyên (TCN). Tuy nhiên nếu xét trên mặt địa hình và địa chất, Isla del Sol thật sự là một hòn đảo biệt lập và cằn cỗi.

Titicaca là một hồ cực rộng, có diện tích bề mặt lên tới 8372km2 và sâu trung bình trên 100m. Ngoại trừ việc sớm phát triển công nghệ tàu thuyền, người Inca sống trên đảo không cách nào liên hệ với bên ngoài.

Trên Isla del Sol lại đa phần là đồi dốc và sỏi đá. Ngay cả bây giờ, nó vẫn chưa có đường trải nhựa hay xe cơ giới, dẫu vẫn có khoảng 800 hộ dân sinh sống.

Những cổ vật kỳ lạ và... vị vua đầu tiên chào đời na ná Tôn Ngộ Không

Những di vật cổ nhất được giới khảo cổ phát hiện tại đảo Mặt trời có niên đại từ năm 2200 TCN. Điều thú vị là ngoài các di vật của Isla del Sol, người ta còn tìm thấy một số di vật cổ cùng thời đại có nguồn gốc từ Colca, vùng Arequipa của Peru nữa.

Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 4.

Rõ ràng là phải có sự giao thương giữa hai vùng này thì những cổ vật ấy mới vượt qua hồ Titicaca được. Vấn đề là để từ Colca đến đảo, chỉ có duy nhất đường thủy.

Theo nghiên cứu địa chất thì ngay cả vào khoảng năm 3100 TCN, Titicaca cũng sâu chí ít là 85m. Mà các nhà khảo cổ thì lại chưa tìm thấy bằng chứng xác thực để xác nhận người Inca từ lúc ấy đã biết dùng thuyền bè.

Vì Isla del Sol sớm có người định cư nên nó cũng sớm phát triển tư hữu, tập trung quyền lực vào nhân vật có vị trí cao nhất. Và rồi nhà vua đầu tiên của họ - Quốc vương Manco Cápac - cũng xuất hiện. Có điều, chi tiết về xuất thân của vị hoàng đế này vẫn còn là một bí ẩn.

Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 5.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 6.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 7.

Mỏm Titi Qala và đức vua đầu tiên của người Inca, Manco Cápac

Nếu gạt lịch sử sang một bên, chúng ta sẽ tìm thấy trong truyền thuyết của tộc Inca sự chào đời vô cùng thần kỳ của Manco Cápac. Theo đó thì vào một ngày, mỏm đá Titi Qala bất chợt nổ tung đỉnh. Từ trong lòng núi đá, Manco Cápac, con trai của thần Inti đứng dậy, trở thành đức vua đầu tiên dẫn dắt dân tộc Inca.

Chủ yếu tập trung phát triển tại phía Tây

Suốt từ khi có mặt cho đến thế kỷ 15, người Inca ở đảo Mặt trời chủ yếu sống ở phía Tây của đảo. Họ sớm biết chế tạo và sử dụng đồ gốm. Người ta đã phát hiện được đồ gốm có niên đại từ khoảng 1426 - 1316 TCN ở hòn đảo này. Dần dà phát triển một khu định cư đông đúc, mang tên Tiwanaku.

Mặc dù đất đai trên đảo không màu mỡ gì, nhưng nhờ có hồ Titicaca mà các cư dân Inca cổ vẫn có thể phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Họ có khá nhiều kỹ thuật làm nông hiệu quả, ví dụ như ruộng bậc thang, ruộng xen kẽ luống đất trồng và kênh rạch trữ nước. Họ tận dụng luôn các kênh rạch trữ nước này nuôi cá, làm bùn.

Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 8.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 9.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 10.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 11.

Tàn tích khu định cư Tiwanaku

Vì mỗi ngày một lớn mạnh, thịnh vượng nên trong Tiwanaku cũng xuất hiện trao đổi, buôn bán, cuối cùng dẫn đến sự thành lập của nhà nước phong kiến. Thành cao, hào sâu được xây dựng và đào đắp, ngăn cách khu vực sống giữa tầng lớp thượng lưu và thường dân.

Người bình thường chỉ được phép vào thành trong các dịp tổ chức lễ nghi, vì hầu hết các địa điểm nghi lễ quan trọng đều nằm trong thành.

Tiếc là khi gót chân xâm lược của Tây Ban Nha tràn đến đây, họ đã thẳng tay cướp bóc và tàn phá mọi thứ, khiến Tiwanaku hoàn toàn đổ nát và bị bỏ hoang. Sang thế kỷ 19 - 20, nó lại lần nữa bị phá hoại bởi những cuộc khảo cổ nghiệp dư và trộm cắp cổ vật lộng hành.

Sự ra đời của cung điện Pilco Kayma

Cuối thế kỷ XV, đức vua bấy giờ là Topa Inca Yupanqui mới thấy Tiwanaku sao mà chật chội quá. Ông quyết tâm mở mang bờ cõi về phía Bắc, hình thành một khu định cư mới là Chincana.

Tại Chincana, Yupanqui cho xây dựng cung điện mới: Pilco Kayma. Đó là một tòa thành bằng đá 2 tầng, cao 13-15m, với rất nhiều phòng ốc. Xung quanh cung điện là hệ thống sân vườn rộng đẹp. Ngoài ra còn có cả giếng nước và đài phun tráng lệ nữa.

Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 12.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 13.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 14.
Đảo Mặt trời của người Inca: Vượt trên cả một hòn đảo là di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của nhân loại - Ảnh 15.

Tàn tích cung điện Pilco Kayma

Ngày nay, tòa thành bằng đá này chỉ còn là những bức tường thấp và các cửa ra vào. Dẫu vậy, nó vẫn phô bày dáng vẻ kiêu sa, lộng lẫy một thời. Nhìn bao quát toàn cảnh, bạn sẽ thấy cấu trúc của Pilco Kayma hãy còn khá rõ nét, nổi bần bật trên nền sườn đồi cỏ trơ trọi.

Cùng với việc tiến về phía Bắc, Yupanqui còn có công mở rộng đền thờ thần Mặt trời dưới mỏm đá thiêng Titi Qala. Ông cho xây thêm một tu viện dành riêng cho các thánh nữ thờ phượng thần Mặt trời, và một nhà nghỉ cho khách hành hương tạm trọ. Với người Inca, mỏm Titi Qala là một địa điểm cực kỳ quan trọng và đầy tự hào.

Tham khảo: Atlas Obscura

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại