Theo Express, kho báu gồm 6.500 đồng xu bạc có niên đại từ thế kỷ thứ 11 và 12, cùng một số trang sức, trong đó đặc biệt nhất là bộ dây chuyền và nhẫn cưới nhẫn cưới bằng vàng.
Tiến sĩ Adam Kedzierski từ Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan cho biết huyền thoại về kho báu của vị công chúa này đã được lưu truyền trong dân chúng từ rất lâu, với lời kể cho rằng nó được chôn ở giao điểm của 3 mảnh đất.
Nhưng họ đã tìm thấy nó ở một vị trí gần đường cái. Quá trình xác định vị trí mất nhiều năm trời nhưng khi tìm được manh mối, nhóm khảo cổ chỉ mất 48 giờ đều khai quật. Tất cả kho báu được đặt trong một chiếc nồi lớn.
Cận cảnh địa điểm khai quật tại cánh đồng thuộc làng Sluszkow, Ba Lan - Ảnh: Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan
Ước tính thời điểm kho báu được chôn cất là khoảng năm 1100 sau Công Nguyên, tức chủ nhân là một vị công chúa thời Trung Cổ.
Những món trang sức cho thấy sự giàu có của chủ nhân, được chạm khắc tinh xảo và gắn đá quý, hạt vàng. Họ còn tìm thấy một số mảnh bạc và chì trong kho báu nhưng chưa rõ chúng được tạo ra với mục đích gì.
Một trong 2 chiếc nhẫn cưới có khắc chữ bằng tiếng Cyrilllic cổ: "Lạy chúa, xin hãy giúp đỡ Maria, người giúp việc của Ngài".
Dòng chữ này khiến các nhà khảo cổ tin rằng nữ chủ nhân chính là nàng Zbyslawa, một công chúa ngoại quốc được gả cho vua Boleslaw Wrymouth thống trị miền đất này thời điểm đó. Nàng có một người chị gái tên là Maria. Có thể họ đã chôn lại kho báu trước khi chạy trốn khỏi Ba Lan khi có chính biến, nhưng đã không bao giờ có cơ hội quay lại.