Bác sĩ, Giáo sư Lý Nghiệp Phủ là Quốc y đại sư thế hệ thứ 3 của Trung Quốc, một trong những danh vị cao nhất trong ngành Y học cổ truyền, từng công tác tại Khoa xoa bóp mát xa, Bệnh viên Đông Tây y kết hợp tỉnh An Huy, Trung Quốc.
Giáo sư Phủ nổi tiếng ở quốc gia này nhờ một công trình nghiên cứu và thực hành có tên là "Phương pháp mát xa kéo, lôi hồi phục vị" do chính ông phát minh và thực hành dùng để điều trị tất cả các bệnh liên quan đến thoái hóa đốt sống với hiệu quả có tỉ lệ cao tới 95,1% sau điều trị.
Mặc dù hiện nay giáo sư Phủ đã hơn 80 tuổi nhưng ông vẫn đang làm việc chăm chỉ hàng ngày, đầu óc minh mẫn, mắt sáng, chân tay linh hoạt. Mỗi tuần vẫn kiên trì làm việc 4,5 ngày và 1 lần lên lớp đào tạo cho thế hệ kế cận. Trong khoảng 3 năm nay, mỗi năm ông vẫn tiếp tục khám và điều trị bệnh cho hơn 5000 người.
Giáo sư Phủ vốn là một người gầy yếu nhiều bệnh
Có một điều mà nhiều người hiện nay đã không còn biết về lịch sử ốm yếu bệnh tật của bác sĩ Phủ. Ông vốn là người có thể trạng gầy yếu, lưng còng, mắc bệnh tim mạch, cơ bắp lỏng lẻo, bị căng cơ thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp và nhiều bệnh lặt vặt khác.
Nhưng dù vậy, ông cũng không ủy mị và phiền lòng. Trong quá trình làm việc, ông đã liên tục tìm tòi, khám phá và thử nghiệm ra những bài tập và phương pháp trị liệu cho bản thân thông qua việc mát xa, xoa bóp.
Đôi khi chỉ là vỗ nhẹ vào tay một cách đơn giản, nhưng kiên trì trong lâu dài, nhờ đó mà có thể xua tan bệnh tật, phần lưng còng trước đây của ông cũng đã "thẳng" trở lại.
Những thành tích trong công tác của ông đã để lại những kết quả rất đáng khích lệ, được coi là thành tựu đột phá, được người trong ngành công nhận và được mệnh danh là "Bàn tay đệ nhất mát xa xoa bóp Đông y", gọi nôm na là "bàn tay vàng" trong lĩnh vực xoa bóp điều trị bệnh tại Trung Quốc.
Thành tựu mà ông sáng tạo ra với những bài mát xa xoa bóp thì có rất nhiều, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc những động tác xoa bóp mát xa giúp chăm sóc sức khỏe cơ thể toàn diện, bao gòm 5 giải pháp dưỡng sinh, do chính giáo sư Phủ và vợ của mình trực tiếp hướng dẫn, không tốn tiền mà lại có thể học và thực hành dễ dàng.
Chúng ta đều biết, tứ chi là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, trong đó, đôi tay được xem là công cụ giúp cho cuộc sống được duy trì.
Bài tập xoa bóp giúp điều trị chứng đau các ngón tay, run tê tay, tay bị sưng phù nề…
Vợ của giáo sư Phủ, bà Bạch Hiệu Man năm nay đã 80 tuổi (thực tế không ai có thể tin được bà đã ở lứa tuổi này) vốn cũng là một chuyên gia châm cứu nổi tiếng. Bà cũng là một trong những người đầu tiên được hưởng lợi nhất từ bài tập xoa bóp tay do chồng mình sáng tạo nên.
Theo tiết lộ của bà Hiệu Man, hồi xưa khi bà sinh con, trong tháng ở cữ, do phải sử dụng nhiều nước lạnh thường xuyên nên các khớp vùng ngón tay vô cùng đau đớn và sưng tấy. Đến khoảng năm 70 tuổi thì toàn thân đau nhức, mắc bệnh xương khớp, các ngón tay đau, tay bị run, bị tê, vùng tay bị sưng phù lên hết.
Nhưng hiện nay, tay của bà đã có cảm giác vô cùng linh hoạt, tất cả đều nhờ bài tập rèn luyện và chăm sóc tay do chồng bà hướng dẫn.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Vỗ vai gáy (xem hình minh họa)
Bước 2: Bóp/nắm huyệt Cực Tuyền
Vị trí huyệt cực tuyền ở dưới hốc nách
Bước 3: Vỗ cánh tay: Thả lỏng cánh tay và vỗ nhẹ đều từ đầu bàn tay đến hết phần cánh tay, lên vai, vỗ khoảng 3-4 vòng.
Bước 4: Xoa nóng bàn tay
Chuyên gia Bạch Hiệu Man nhấn mạnh, những người mắc các bệnh run tay, tê bì tay chân hoặc đau vùng tay thì tốt nhất không nên sử dụng nước lạnh, trong đời sống hàng ngày nên hạn chế chạm vào nước quá lạnh, nước đá.
Bước 5: Vỗ bấm vào các huyệt vị trong lòng bàn tay
Hai tay nắm lại và đấm vỗ lẫn nhau, tay này làm cho tay kia. Đầu tiên vỗ vào lòng bàn tay, sau đó vỗ vào sống lưng bàn tay, mặt trên mặt dưới thay đổi, sau đó vỗ và xoa bóp vào 3 huyệt vị sau đây:
Vỗ/gõ/xoa bóp vào huyệt Hợp cốc: Giúp thông khí toàn thân.
Vỗ/gõ/xoa bóp vào huyệt Hậu khê: Giúp điều trị chứng bệnh thoái hóa, đau cổ vai gáy, đốt sống.
Vỗ/gõ/xoa bóp vào huyệt Nội lao cung: Giúp điều trị bệnh tim mạch, giảm bớt sự tức giận, khó chịu, căng thẳng.
*Theo Health/TT
Xem thêm:
Tác dụng kỳ diệu của huyệt Phong Phủ với sức khoẻ