Đánh răng ngay sau khi ăn - thói quen cần bỏ

Thanh Xuân |

Đánh răng quá nhanh, đánh răng ngay sau khi ăn mạnh hay không vệ sinh lưỡi... là những sai lầm tai hại ít ai biết bạn hoàn toàn có thể mắc phải những vấn đề về răng miệng.

Đánh răng quá nhanh

Có thể vì quá vội vàng hoặc do thói quen mà nhiều đối tượng thực hiện việc chải răng rất nhanh, và vẫn hồn nhiên cho răng nó chẳng vấn đề gì, dù gì mình cũng đã đánh răng rồi.

Thậm chí, một số người đánh răng chỉ vì thói quen mà không nhìn nhận tới mục đích của việc đánh răng là làm cho răng sạch.

Họ chải răng qua loa và thật nhanh. Điều này làm sót lại các mảng bám trên bề mặt răng và trong kẽ răng. Lâu ngày các mảng bám sẽ trở thành môi trường hoạt động của vi khuẩn.

Và vi khuẩn chính là thủ phạm gây ra các bệnh lý về sức khỏe răng miệng.

Đánh răng ngay sau khi ăn


Hình minh họa. (Nguồn Internet)

Hình minh họa. (Nguồn Internet)

Nhiều người có suy nghĩ rằng đánh răng sau khi ăn sẽ có lợi cho răng miệng nhưng sự thật không phải vậy.

Thời điểm lý tưởng để đánh răng là khoảng 30 phút sau khi ăn.

Nhiều thực phẩm và đồ uống có tính axit như nước cam có thể làm mềm men răng, cần phải chờ cho độ pH trong miệng cân bằng lại trước khi đánh răng. Vội vàng không bao giờ là điều tốt.

Đánh răng quá mạnh

Bạn nghĩ rằng, càng chải mạnh, các vi khuẩn trên bề mặt răng sẽ bị loại trừ càng nhiều?

Điều này có thể gây tổn hại men răng, bởi việc đánh răng đơn giản chỉ có mục đích là vệ sinh miệng và làm sạch các mảng bám trên răng thôi mà.

Theo nha sĩ, bạn nên chải theo vòng tròn nhỏ, từ trên xuống để lấy đi các thức ăn thừa trong kẽ răng.

Tuyệt đối không nên chà ngang nếu bạn không muốn bị tụt nướu sớm. Nếu đánh phần sau của răng, hãy chải theo phương thẳng đứng.

Không vệ sinh lưỡi


Hình minh họa. (Nguồn Internet)

Hình minh họa. (Nguồn Internet)

Sau khi đánh răng bạn nên dùng mặt sau của bàn chải hoặc dùng bàn chải lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi.

Vì lưỡi chủ yếu là mô mềm nên khi ăn uống có rất nhiều cặn thức ăn bám đọng vào các kẽ, lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi. Lưỡi cũng là nơi trú ẩn lý tưởng của vi khuẩn.

Không rửa sạch bàn chải sau khi đánh răng

Theo bác sĩ nha khoa tại Beverly Hills, Calif., ông Laurence Rifkin, vi khuẩn có thể sản sinh trong bàn chải bẩn và thâm nhập vào cơ thể khi bạn dùng lại.

Rửa sạch bàn chải sau đánh răng cũng giúp loại bỏ phần kem đánh răng bẩn còn sót lại.

Không thay bàn chải thường xuyên

Các bác sĩ nha khoa đều khuyến cáo nên thay bàn chải đánh răng mỗi 3-4 tháng/lần hoặc thậm chí thay sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn hoặc cùn.

Thay vì áp dụng một thời gian cứng nhắc trong việc thay bàn chải đánh răng thường xuyên, bạn nên kiểm tra lông của bàn chải là tốt nhất.

Một khi các sợi lông mất tính linh hoạt bình thường của nó và bắt đầu loe ra thì bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại