1. Một đôi giày mang trên mình thương hiệu cao cấp có giá lên tới cả chục triệu đồng. Còn một đôi giày khác chỉ được dán mác thương hiệu bình dân thì giá cao nhất có thể chỉ lên tới một hoặc hai triệu đồng. Giá trị chênh lệch giữa các nhãn hiệu có thể lớn hơn gấp 10 lần. Cho nên, chúng ta phải học được tầm quan trọng của vấn đề xuất thân.
2. Một đôi giày được bày bán ở quầy hàng rong ngoài chợ chỉ có giá vài trăm ngàn đồng. Cùng là đôi giày đó, được người ta mang vào cửa hàng to đẹp bên trong những trung tâm thương mại sang trọng và đắt tiền, giá trị của nó có thể lên tới vài triệu đồng. Cho nên, vị trí của bạn ở đâu đóng vai trò cực kỳ mật thiết với giá trị của bạn sau này.
3. Một đôi giày có vừa chân hay không, sẽ quyết định việc nó có thể được người ta sử dụng hay không. Chỉ khi thuận lòng vừa ý, đôi bên có sự phù hợp và tương thích với nhau, nó mới đạt được giá trị lớn nhất của mình. Cho nên, chúng ta phải học được rằng, sự thấu hiểu và kết nối với nhau là điều không thể bỏ qua.
4. Một đôi giày có giá trị tiền triệu hay vài chục triệu, quý giá đắt đỏ đến mấy mà thiếu đi một chiếc thì cũng trở thành đồ bỏ đi, không đáng lấy một xu. Cho nên, chúng ta phải hiểu rằng, cái gì hoàn chỉnh thì mới có giá trị, một nửa kia của cuộc đời đóng vai trò quan trọng thế nào.
5. Một đôi giày có hình thức cũ kỹ thường bị hạ giá rất rẻ vì đã không bắt kịp với xu hướng chung, thị hiếu chung của tất cả khách hàng. Cho nên, việc đổi mới chính mình, không ngừng cập nhật thêm những tri thức là một điều đóng vai trò trụ cột trong việc hình thành giá trị của bản thân.
6. Một đôi giày bị tồn kho nhiều năm và không ai để ý, thậm chí bán hạ giá cũng không được mua thì chỉ có thể bị đem ra bãi rác vứt đi. Cho nên, nắm chắc thời cơ của mình là tiền đề để tạo dựng mọi thành công. Một khi để lỡ, chúng ta sẽ không thể mua được liều thuốc nào có tên là "Giá như".
7. Cùng một đôi giày như vậy, chất liệu như vậy, thương hiệu như vậy và giá tiền như vậy, có người đi ba, bốn năm vẫn như mới, có người chỉ đi vài tháng đã mài mòn rách nát. Chính vì thế, chúng ta phải học được tầm quan trọng của việc có một người chủ tốt sẽ thay đổi tương lai của chính mình như thế nào.
8. Một đôi giày được sản xuất ở cùng một nơi nhưng chưa chắc đã bán cùng một địa điểm, cùng một thương hiệu hay cùng một mẫu mã. Chính vì thế, phải hiểu ra rằng duyên phận đóng vai trò quan trọng đến thế nào.
Có những người như bèo nước gặp nhau, chỉ lướt qua nhau một lần, không để lại bất cứ dấu ấn gì nhưng có những người có thể trở thành quý nhân phù trợ cả cuộc đời và tương lai sau này của chúng ta.
9. Bất kỳ hình thức của đôi giày có mới đến đâu, sau một thời gian sử dụng, nó đều sẽ trở nên cũ kỹ. Mức độ cũ kỹ tùy thuộc vào sự trân trọng của người dùng. Cho nên, chúng ta phải hiểu ra giá trị của sự trân trọng đối với mỗi sự vật, sự việc xung quanh, với người khác và với bản thân mình.
10. Cho dù một đôi giày được thiết kế hoàn hảo đến đâu, chắc chắn nó vẫn sẽ có sự sai sót hoặc khuyết điểm ở đâu đó mà không thể tránh khỏi. Thay vì lãng phí vứt đi cả đôi giày, chúng ta vẫn có thể nhìn vào ưu điểm của nó mà lựa chọn bỏ qua. Chính vì vậy, sự bao dung là yếu tố không thể thiếu của cuộc đời.
11. Cho dù một đôi giày có vẻ ngoài tốt đến thế nào đi nữa, không được người ta yêu thích khi sử dụng thì vẫn có thể bị chủ nhân lãng quên trong tủ, hàng năm ròng không buồn đụng đến. Chính vì thế, chất lượng nội hàm bên trong con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
12. Một đôi giày có giá đắt đỏ đến bao nhiêu, một khi không vừa chân, không làm thỏa mãn được nhu cầu của người dùng, nó cũng mất đi ý nghĩa và giá trị của chính nó. Vì thế, quan trọng nhất vẫn là sự thích hợp, hài hòa giữa đôi bên.
13. Bất kể người ta đánh giá đôi giày đó tốt đến nhường nào hay chê bai ra sao, chỉ có bản thân tự mình trải nghiệm, chúng ta mới có thể đưa ra những kết luận chính xác nhất cho mình. Vì thế, sống trên đời, phải học được cách hòa đồng và chung sống để có sự đánh giá tốt nhất với những người xung quanh.