Rina Mae Acosta là một nhà văn và người sáng lập của blog về cách nuôi dạy con cái "Finding Dutchland".
Bà cũng là đồng tác giả của cuốn sách "The Happiest Kids in the World: How Dutch Parents Help Their Kids (and Themselves) by Doing Less".
Rina còn có một bằng cử nhân khoa học của khoa Phân tử trong môi trường sinh học tại Đại học California, Berkeley và bằng thạc sĩ khoa học tự nhiên Kinh tế Y tế tại Đại học Erasmus, Rotterdam.
Bà hiện đang sống ở Hà Lan cùng chồng và hai con.
Nằm ở miền trung Hà Lan, ở thị trấn Doorn chủ yếu là những gia đình trẻ, những người về hưu, yêu thiên nhiên và những người tìm kiếm một nhịp sống chậm hơn.
Nơi đây cũng cách San Francisco 8815,96 km – ngôi nhà gắn liền với cuộc đời tôi.
Chồng tôi, Bram, một doanh nhân người Hà Lan và tôi chuyển đến đây 10 năm sau khi chúng tôi kết hôn.
Khi tôi mang thai đứa con trai đầu lòng, Bram Julius, tôi đã thấy rất e ngại về việc nuôi dạy con sau này. Tôi nghiền ngẫm tất cả lời khuyên về những triết lý nuôi dạy mâu thuẫn khác nhau.
Cách nuôi dạy con cái đáng để học hỏi của người Hà Lan là điều bất cứ phụ huynh nào cũng cần học hỏi.
Cha mẹ tôi đặt ra các tiêu chuẩn cực kỳ cao cho việc học, và bất kỳ thất bại hay thiếu sót nào đều mang lại sự xấu hổ cho gia đình.
Đảm bảo rằng anh em tôi có một tuổi thơ hạnh phúc hơn là những suy nghĩ đi ngược lại cha mẹ. Bây giờ, trớ trêu thay, tôi là người Mỹ nhưng lại phải sống trong một môi trường hoàn toàn mới.
Điều này thúc đẩy tôi phải tìm hiểu và khám phá việc làm cha mẹ theo những cách khác nhau.
Một năm sau khi làm mẹ, tôi tình cờ thấy một báo cáo năm 2013 của UNICEF tuyên bố rằng trẻ em Hà Lan là những đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế giới.
Báo cáo này là bản tiếp theo sau năm 2007, trong đó Hà Lan lần đầu tiên được nêu tên là một ví dụ điển hình cho "sự thịnh vượng của thời thơ ấu".
Mỹ và Anh được xếp hạng ở hai vị trí thấp nhất.
Một số ít các tổ chức khác, bao gồm Nhóm hành động vì trẻ em nghèo của Anh và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, cũng đã xếp hạng cực kỳ cao những đứa trẻ Hà Lan về mức độ hạnh phúc cá nhân của chúng.
Vậy chính xác làm thế nào để cha mẹ Hà Lan nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới?
Là một người mẹ xa xứ rập khuôn sống ở vùng ngoại ô Hà Lan (tôi cũng đã viết một cuốn sách về cách nuôi dạy con của người Hà Lan với đồng tác giả Michele Hutchison), tôi đã khám phá sáu bí mật về lý do tại sao những đứa trẻ ở đây lại hạnh phúc như vậy:
1. Trẻ sơ sinh Hà Lan ngủ rất nhiều
Trung bình giấc ngủ của người Hà Lan kéo dài tổng cộng 8 giờ 12 phút mỗi đêm.
Năm 2013, một nghiên cứu từ Tạp chí Tâm lý học Phát triển Châu Âu đã kiểm tra sự khác biệt về tính khí giữa trẻ sơ sinh Hoa Kỳ và Hà Lan.
"Các em bé Hà Lan thường cười rất nhiều và thích âu yếm hơn những đứa trẻ Mỹ", các nhà nghiên cứu kết luận.
Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh Hà Lan có phong thái tương đối bình tĩnh một phần là do thời gian ngủ được điều chỉnh nhiều hơn và ít hoạt động hơn.
Trái lại, cha mẹ người Mỹ được biết là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kích thích, cho con cái họ trải nghiệm nhiều thứ mới lạ.
Mặt khác, cha mẹ Hà Lan, tập trung vào các hoạt động hàng ngày ở nhà, việc nghỉ ngơi đều đặn hàng ngày luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Họ rất nghiêm ngặt trong việc bảo đảm giấc ngủ của con mình. Em bé được nghỉ ngơi tốt cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn.
Nghiên cứu đã tuyên bố rằng, người Hà Lan được xếp vào danh sách có giấc ngủ dài nhất trên thế giới: Trung bình giấc ngủ của họ kéo dài tổng cộng 8 giờ và 12 phút mỗi đêm.
2. Trẻ em Hà Lan dành nhiều thời gian hơn ở bên cả bố và mẹ
Cha mẹ Hà Lan luôn đặt con cái lên hàng đầu.
Năm 1996, chính phủ Hà Lan đã cho nhân viên bán thời gian quyền bình đẳng như những người làm việc toàn thời gian, mở đường cho sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
Văn hóa làm việc bán thời gian là một lý do khác khiến mọi người vui vẻ hơn ở đây.
Với một tuần làm việc kéo dài 29 giờ, các chuyên gia kinh doanh Hà Lan được cho là có tuần làm việc ngắn nhất thế giới, theo một nghiên cứu của OECD năm 2018.
Gần một nửa số lượng người Hà Lan trưởng thành làm việc bán thời gian, với 26,8% nam giới làm việc ít hơn 36 giờ một tuần và 75% phụ nữ làm việc bán thời gian, trong tất cả các lĩnh vực, từ lao động phổ thông đến công việc đòi hỏi trình độ cao.
Giống như vợ của mình, hầu hết các ông bố Hà Lan siết chặt thời gian làm việc toàn thời gian của họ chỉ trong bốn ngày.
Điều này cho phép họ dành ít nhất một ngày mỗi tuần để dành thời gian với con cái của mình. Thời gian nghỉ này thường được gọi là ngày "Papadag", hay nói cách khác là "Ngày của Cha".
3. Những đứa trẻ cảm thấy bớt áp lực học tập hơn
Trẻ em Hà Lan không có quá nhiều gánh nặng trong học tập.
Trong tất cả các quyết định nuôi dạy con cái chúng ta phải đưa ra, việc chọn trường dường như là một trong những điều cơ bản nhất.
Nhưng ở Hà Lan, GPA cao và các trường đại học ưu tú không phải là tất cả. Giáo dục được coi là con đường dẫn đến một đứa trẻ khỏe mạnh và có khả năng tự phát triển cá nhân.
Có hai loại bằng cấp giáo dục đại học của Hà Lan: Bằng cấp theo định hướng nghiên cứu được cung cấp bởi các trường đại học và bằng cấp định hướng nghề nghiệp được cung cấp bởi các trường cao đẳng.
Bạn không cần bất kỳ trường lớp cụ thể nào để được nhận vào các công ty, tất cả những gì bạn cần là vượt qua kỳ thi trung học.
"Các trường học ở đây đầu tư nhiều vào việc tạo động lực hơn là thành tích.
Thành tựu đạt được là điều mà các trường học ở Pháp và Anh hướng đến, nhưng nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng các kỹ năng xã hội mới là thứ khiến chúng ta hạnh phúc.
Chúng quan trọng hơn nhiều so với một người có IQ cao", leo Ruut Veenhoven, giáo sư tại Đại học Erasmus, Rotterdam, chia sẻ với tôi.
4. Trẻ em được khuyến khích bày tỏ ý kiến của riêng mình
Trẻ em có tiếng nói riêng.
Mọi người trong gia đình, kể cả người trẻ nhất đều có tiếng nói.
Khi Julius lên ba, thằng bé đã có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ đầy đủ để diễn đạt được những gì quan trọng mà mình muốn nói.
Tất cả những việc sau đó chỉ là dạy thằng bé cách xây dựng các giải pháp hợp lý cho những vấn đề nan giải còn vướng mắc.
Nuôi dạy con dựa trên sự tranh luận có thể gây mệt mỏi và thử thách lòng kiên nhẫn của bạn.
Nhưng bằng cách cho phép Julius được tranh luận và nói lên ý kiến của mình, chúng tôi đã dạy cho thằng bé cách thiết lập ranh giới của riêng mình.
Mỗi lần Julius đặt câu hỏi với chúng tôi, thằng bé chỉ đơn giản là cố gắng thể hiện những gì mình đang và không thoải mái.
Điều này sẽ hữu ích khi Julius trưởng thành hơn, cho dù đó là cách để chống lại áp lực xã hội, hay để giúp thằng bé đối phó khi gặp phải một tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và để khẳng định bản thân trong công việc.
Tất nhiên, điều này sẽ có quy tắc riêng.
Là cha mẹ, điều quan trọng là chúng tôi phải giải thích rõ ràng vị trí của mình cho thằng bé hiểu, ví dụ, tại sao thằng bé cần đi ngủ sớm: "Để con có thể nghỉ ngơi nhiều hơn và lớn lên khỏe mạnh như những người khác".
5. Trẻ em ăn món "hagelslag" - bánh mỳ được rắc socola lên trên cho bữa sáng
"Hagelslag" - Bánh mỳ được rắc socola lên trên.
Bánh mì rắc sô cô la mỗi sáng? Có một ý nghĩa sâu sắc hơn đằng sau việc này.
Ngồi xuống bàn ăn quây quần như một gia đình, đặc biệt là trước khi ngày mới bắt đầu, là một thói quen cơ bản định nghĩa cuộc sống của các gia đình Hà Lan.
Trước đây ở bất kỳ bữa ăn nào, những người trong gia đình sẽ đợi cho đến khi tất cả mọi người có mặt ở trên bàn ăn rồi mới bắt đầu. Nó là một dấu hiệu của sự tôn trọng. Mỗi người đều quan trọng như nhau.
Theo báo cáo của UNICEF, 85% trẻ em Hà Lan (trong độ tuổi từ 11 đến 15) được khảo sát cho biết chúng thường xuyên ăn sáng cùng gia đình mỗi ngày.
Ăn sáng cùng nhau không chỉ liên quan đến việc tạo ra hiệu suất học tập tốt hơn ở trường và giảm các vấn đề về việc gây ra các hành vi xấu.
Mà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nó khuyến khích sự gắn kết gia đình và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh bản sắc dân tộc.
6. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp
Ở Hà Lan trẻ em được khuyến khích đi bằng xe đạp.
Hà Lan không đủ lớn để đi quá nhiều xe hơi. Do địa hình bằng phẳng và mạng lưới đường dành cho xe đạp rất nhiều, nên việc đạp xe là cách thiết thực và hiệu quả nhất để đi lại.
Trời mưa rất nhiều ở Hà Lan. Nhiệt độ mùa đông trung bình khoảng 2 độ C, và có gió mạnh.
Mặc dù gió và mưa thường gây cản trở cho người đi xe đạp, nhưng người Hà Lan chỉ đơn giản là cho con cái họ mặc quần áo ấm, áo khoác không thấm nước và ủng đi mưa.
Đạp xe dưới mọi thời tiết thực sự là một trải nghiệm để giúp hình thành nên tính cách. Trẻ em được khuyến khích đi xe đạp ở khắp mọi nơi và trong mọi điều kiện thời tiết.
Bởi vì nó dạy chúng sự kiên trì và khát vọng hướng tới mục tiêu dài hạn.
Chúng học được rằng cuộc sống luôn có nắng và đầy sắc cầu vồng. Chúng học cách đối mặt với mưa và học cách không bao giờ bỏ cuộc.
Đạp xe đến trường, bất kể trong điều kiện thời tiết nào, dạy cho trẻ khả năng phục hồi, và tạo ra một mối liên kết nhất định giữa khả năng phục hồi và sự hạnh phúc.
Ý nghĩa sự thành công của người Hà Lan
Giống như tất cả các bậc cha mẹ trên khắp thế giới, người Hà Lan có tham vọng cao đối với con cái của họ. Mặc dù cách nuôi dạy con cái của chúng ta có thể khác nhau.
Nhưng hãy nhớ rằng hạnh phúc là một phương tiện để tạo sự thành công, trái ngược với việc coi thành công là một phương tiện để hạnh phúc.
Hạnh phúc chính là cánh cửa của sự tự nhận thức, tự chủ, độc lập và là mối quan hệ tích cực với cộng đồng.