Xung quanh tôi có rất nhiều nhân viên quản lý cấp trung đều rất nỗ lực, tăng ca như cơm bữa, nói là "yêu công ty như nhà" cũng không có gì là làm quá, nhưng, họ vẫn không tài nào không có được sự công nhận của lãnh đạo chứ đừng nói tới việc thăng chức tăng lương. Làm tổng giám đốc 10 năm rồi, tôi mới hiểu ra được 5 đạo lý này, và chỉ khi hiểu được rồi, mới hi vọng có thể làm được kẻ chỉ huy.
1. Thực sự hiểu "lão tổng"
Lão tổng hay lãnh đạo là linh hồn của một doanh nghiệp. Tư duy của lão tổng giống như pháp luật của một quốc gia vậy, là chỉ nam hành động của cả doanh nghiệp. Vì vậy, là một cán bộ cấp trung, bạn nhất định phải hiểu được con người, tư duy của lãnh đạo, đồng thời xem tư duy đó là kim chỉ nam cho công việc.
Rất nhiều người suốt ngày ca thán, đưa ra rất nhiều ý kiến phát triển, sáng tạo từ khâu quản lý tới khâu kĩ thuật... nhưng trước giờ lại chưa bao giờ được lãnh đạo công nhận. Nhưng, họ chưa bao giờ tự hỏi mình rằng đó là điều lãnh đạo thích nghe hay chỉ là mong muốn của cá nhân họ.
Nên biết rằng, công ty sẽ không vì mong muốn của một cá nhân nào đó mà thay đổi, trừ ý kiến của lãnh đạo. Sự thay đổi của công ty phần lớn đều thay đổi theo tư duy của người chỉ huy chứ không thay đổi vì một giám đốc nhỏ hay một bộ phận nào muốn nó thay đổi.
Là một nhân viên cấp trung, bạn cần phải ghi nhớ một câu, khi mà tư tưởng của lãnh đạo còn chưa thay đổi thì đừng có ý đồ đi thay đổi lãnh đạo, thân là một quản lý cấp dưới, việc của chúng ta cần làm đó là làm sao để hoàn thành thật tốt công việc theo các tư tưởng hiện có của cấp lãnh đạo.
2. Hiểu rõ văn hóa công ty
Nếu bạn muốn nhanh chóng hòa nhập vào một công ty, trước tiên hãy hiểu rõ văn hóa của công ty đó.
Văn hóa của công ty là một hệ thống phù hợp với sự phát triển của công ty thông qua việc tích lũy trong rất nhiều năm, là phong cách làm việc của một doanh nghiệp. Là một quản lý cấp trung, thứ bạn nên làm trước tiên là tìm hiểu và thích ứng với môi trường văn hóa của công ty, đồng thời phát triển sự nghiệp trong môi trường này.
Trên thực tế, có rất ít quản lý cấp trung có thể hiểu được điểm này, họ xem nhẹ chế độ văn hóa của một công ty, không phải đem văn hóa làm việc của công ty cũ vào công ty hiện tại thì cũng đem tác phong làm việc của riêng mình vào các phương diện trong công việc, mà những điều này lại không thể hòa nhập được với văn hóa của một doanh nghiệp.
Những nhân viên như vậy, việc nhận được sự trọng dụng là vô cùng ít ỏi, họ khi nói chuyện hay bàn bạc công việc với đồng nghiệp khác tất nhiên cũng sẽ nảy sinh ra vấn đề này vấn đề kia. Nghiêm trọng hơn là trong những tình huống đó, họ không những không xem xét nguyên nhân xuất phát từ chính mình mà thay vào đó suốt ngày đi ca thán chế độ công ty quá lạc hậu, quan hệ quá phức tạp...
Là một cán bộ cấp trung, bạn cần phải biết cách làm sao để làm việc trong môi trường làm việc hiện tại, văn hóa công ty giống như một sân khấu của một cuộc thi nhảy vậy, nếu bạn muốn thắng cuộc thi, bạn nhất định phải tôn trọng quy tắc của cuộc thi, bắt buộc phải đứng trên sân khấu đó để nhảy....
3. Triển khai công việc trên nền tảng nghiệp vụ cốt lõi của mình
Rất nhiều quản lý cấp trung rất chăm chỉ làm việc, cũng vô cùng nhiệt tình khi giúp đỡ những đồng nghiệp khác, thậm chí còn gác lại công việc của mình để đi làm những "công việc mang tính giúp đỡ" trước, cốt là để "tạo quan hệ, cho thấy năng lực của bản thân".
Làm lãnh đạo của một phòng ban, nếu bạn không làm tốt công việc cốt lõi của chính mình trước, mỗi ngày đều lãng phí thời gian vào những "công việc mang tính giúp đỡ" thì đây chắc chắn là một sai lầm.
Sai lầm ở chỗ bạn không thể nhận thức được một cách chính xác rằng thân là một lãnh đạo "nhỏ", bạn cũng có những nhiệm vụ của riêng mình, có trách nhiệm của riêng mình, nhiệm vụ chính của bạn là chỉ huy, đốc thúc công việc của nhân viên, là thể hiện năng lực nghiệp vụ chính của mình, là tạo ra thành tích chứ không phải lãnh phí thời gian đi tạo quan hệ này nọ.
Công việc cũng phân nặng nhẹ, là một người quản lý, nhất định phải phân rõ bên nặng bên nhẹ, biết chia công việc ra thành các mức "vô cùng quan trọng và cấp bách, quan trọng nhưng chưa gấp, gấp nhưng không quan trọng hay không quan trọng mà cũng không gấp", bỏ ra phần lớn thời gian đi giải quyết những việc vừa quan trọng vừa cấp bách chứ không phải đi làm mấy chuyện vừa chẳng quan trọng mà cũng chẳng vội vàng.
Sức lực và tinh thần của một người là có hạn, bạn dành nhiều thời gian cho chuyện này thì tất nhiên sẽ có ít thời gian cho chuyện khác. Làm một quản lý trung tầng, thứ bạn nên biết đó là rõ ràng những việc mình nên làm và không cần thiết phải làm, việc nào mới là việc đem lại được lợi ích cho cả công ty, đây chính là điểm mấu chốt khi nỗ lực làm việc.
4. Nhịp nhàng trong phân công cấp dưới
Cấp dưới của bạn cũng giống như các bộ phận trên cơ thể bạn, chỉ khi biết cách nhịp, cân đối điều khiển, bạn mới có thể có được một cơ thể khỏe mạnh. Một công ty hay một phòng ban cũng vậy, chỉ khi các bộ phận hay các nhân viên làm tốt việc của mình thì công ty mới có thể vận hàng trơn tru.
Là quản lý của một bộ phận, chức trách lớn nhất của bạn làm làm thế nào để nhịp nhàng và cân đối trong việc giao việc cho nhân viên, giúp bộ phận của bạn làm việc có hiệu quả, tạo ra được thành tích.
Trên thực tế, có rất nhiều quản lý cấp trung không biết làm việc này, rất nhiều giám đốc đều là những tinh anh về mặt nghiệp vụ nhưng lại là những con bò về mặt quản lý.
Họ không biết cách chia việc cho nhân viên, không biết cách để nhân viên giảm bớt gánh nặng áp lực cho mình, kết quả là tự hại mình phải thường xuyên tăng ca rất vất vả, nhưng vẫn bị nhân viên cấp dưới oán than, oán than sếp không tin tưởng nhân viên, không để nhân viên độc lập.
Là một quản lý cấp trung, bạn phải biết cách làm một con sói đầu đàn. Một mặt tiếp nhận nhiệm vụ từ lãnh đạo, một mặt phân bố công việc cho nhân viên sao cho nhịp nhàng và có hiệu quả nhất, để nhân viên giúp bạn cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Hãy làm một người truyền đạt, người giám sát chứ không phải làm người giải quyết mọi việc từ đầu đến cuối.
5. Dám đứng ra chịu trách nhiệm
Một người chỉ huy như nào sẽ được nhân viên yêu mến, đó là những người dám đứng ra nhận trách nhiệm.
Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, vẫn còn tồn tại rất nhiều quản lý chỉ biết đến quyền lợi mà rũ bỏ trách nhiệm, sợ gánh trách nhiệm, dù chỉ là một lỗi nho nhỏ, họ cũng sẽ tìm đủ mọi cái cớ để thoái thác, đùn đẩy cho người khác, thấy người khác có chút thành tích là làm mọi cách để mình cũng có liên quan, làm như thiếu mình, người khác sẽ chẳng làm được chuyện gì.
Những kẻ chỉ huy nhưng lại không dám nhận trách nhiệm, lãnh đạo nhất định không trọng dụng, nhân viên cũng sẽ chẳng ưa, tới cuối cùng vẫn là tự mình hủy hoại mình.
Là một cán bộ cấp giữa, bạn cần phải hiểu, quyền lực và thứ bạn cần phải gánh vác luôn tỷ lệ thuận với nhau, trách nhiệm càng lớn bao nhiêu, thành tích càng lớn bấy nhiêu.
Nhớ rằng đừng để bản thân quá bận rộn, không có thời gian suy nghĩ. Đây là một sai lầm vô cùng lớn, cho bản thân chút thời gian để "ngộ"ra con đường của một nhà quản lý.
Làm một quản lý cấp trung đã khó, nhưng làm một quản lý đạt tiêu chuẩn, ưu tú lại càng khó hơn, nên nhớ, hiểu lãnh đạo, hiểu văn hóa công ty, làm tốt nhiệm vụ cốt lõi của mình, biết "tận dụng" cấp dưới một cách có hiệu quả, dám đứng ra nhận trách nhiệm, có như vậy bạn mới ngày càng chính chắn, ngày càng thành công.