Đằng sau mức lương 1,7 tỷ đồng/năm: Làm việc ‘đổ mồ hôi, sôi nước mắt', đừng nghĩ sẽ có con đường tắt!

Ứng Hà Chi |

Lương cao sẽ không bao giờ ưu ái những người làm việc hời hợt.

Nhiều người ghen tị với những người có mức lương hàng năm hàng trăm nghìn. Nhưng trên đời này không có chuyện lương cao mà không có lý do. Bất kể ngành nghề nào, cũng cần phải làm việc chăm chỉ để được trả lương cao.

Tại nơi làm việc ở Bắc Kinh, một khi mức lương hàng năm vượt quá 500.000 NDT (khoảng 1,7 tỷ đồng), đổi lại bạn gần như không có thời gian dành cho bản thân. Người ngoài chỉ nhìn thấy một người nhận lương cao mà không thấy được sự cống hiến, nỗ lực của họ. 

Lương cao sẽ không bao giờ ưu ái những người làm việc hời hợt

Ông Chu là cựu nhân viên bán hàng của Huawei. Nhiều người đã hỏi ông Chu rằng tại sao ông lại rời Huawei khi công ty có phúc lợi tốt? Có nhiều lý do nhưng một trong số đó là: làm thêm giờ quá nhiều và quá mệt mỏi.

Trong 4 năm đầu làm việc tại Huawei, ông Chu luôn làm việc vào lúc 9 giờ sáng và tan làm lúc 10, 11 giờ đêm. Nếu có một dự án phải làm, ông phải tan sở sau 2 giờ sáng là điều bình thường.

Với một ngày làm việc bận rộn như vậy thì cuối tuần bạn nên nghỉ ngơi phải không? Không, ông Chu vẫn mang máy tính tới văn phòng để làm việc.

Đằng sau mức lương 1,7 tỷ đồng/năm: Làm việc ‘đổ mồ hôi, sôi nước mắt', đừng nghĩ sẽ có con đường tắt!- Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Hay nhà văn Pang Jinling chia sẻ về người bạn làm kế toán của cô. Người bạn này chịu trách nhiệm thực hiện 6 dự án IPO cùng lúc. Cô gác lại mọi hoạt động khác và tập trung toàn bộ thời gian, sức lực cho các dự án. Khi đi công tác, cô làm việc trên máy bay và tàu cao tốc, luôn theo dõi kịp thời từng bước.

Sau một ngày dài chạy loanh quanh và trở về khách sạn, việc đầu tiên cô làm là bật máy tính lên để trả lời email và sắp xếp nội dung công việc. Không có giải trí trong thế giới của cô, chỉ có công việc. Những người khác đi hẹn hò, đi cà phê, tập thể thao sau giờ làm, còn cô chỉ có thể là làm thêm giờ.

Trong vòng một năm, cả 6 dự án IPO của cô đều thành công và cô trở nên nổi tiếng trong giới kiểm toán. Sau đó, cô được một công ty kế toán đề bạt làm đối tác và nhận mức lương khủng. 

Trong hầu hết các trường hợp, nghèo đói là do nhàn rỗi; lương cao là do bận rộn. Nếu quan sát kỹ những người xung quanh, bạn sẽ thấy những người có mức lương cao hầu như không có khái niệm rảnh rỗi. Lương cao sẽ không bao giờ ưu ái những người làm việc hời hợt. Đằng sau mức lương cao là những người làm việc chăm chỉ ngoài giờ. Họ đã hy sinh thời gian dành cho bản thân và gia đình.

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Tiêu Nguyên là một thợ lát gạch ở Tương Sơn. Anh ấy đã làm công việc này được 11 năm. Khi mức lương cao nhất, anh ấy có thể nhận được 40.000 NDT/tháng (khoảng 140 triệu đồng). Trong những năm qua, anh đã xây một ngôi nhà 3 tầng ở quê nhà, mua một căn nhà thương mại trị giá hơn 2 tỷ đồng và còn mua một chiếc ô tô.

Nhiều người thân, bạn bè nhìn anh với ánh mắt ghen tị khi thấy anh có cuộc sống sung túc. Nhưng chỉ có Tiêu Nguyễn mới biết, đằng sau công việc lương cao này, anh thực sự phải chịu áp lực rất lớn.

Bụi sinh ra từ việc cắt gạch, trộn xi măng hàng ngày có thể gây hại rất lớn cho cơ thể nếu hít phải vào phổi. Do thường xuyên làm việc nặng nhọc nên dù còn trẻ, anh đã phải đối mặt với bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng, tê chân tay. 

Nếu không làm việc chăm chỉ mà vẫn muốn có cuộc sống tốt trừ khi bạn có gia cảnh tốt. Vì vậy, hãy ngừng ghen tị với những người có mức lương cao. Mức độ nỗ lực của bạn luôn tỷ lệ thuận với mức lương của bạn. Đằng sau vẻ hào nhoáng, chúng ta có thể thấy sự nỗ lực hết mình của mỗi người.

Đằng sau mức lương 1,7 tỷ đồng/năm: Làm việc ‘đổ mồ hôi, sôi nước mắt', đừng nghĩ sẽ có con đường tắt!- Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Muốn thu nhập cao không có bất kỳ con đường tắt nào...

Bất kể bạn làm trong ngành nào, bạn đều có thể tìm thấy những người như này: Một cây viết không chuyên chỉ kiếm được vỏn vẹn vài triệu đồng nhưng một cây viết thành danh có thể kiếm được vài chục triệu đồng, thậm chí là cả trăm triệu đồng mỗi tháng. Một kế toán bình thường chỉ kiếm được từ 8 - 15 triệu đồng/tháng. Nhưng một kế toán cao cấp có thể kiếm được số tiền gấp nhiều lần mức lương cơ bản. 

Số tiền bạn có thể kiếm được tỷ lệ thuận với giá trị của bạn. Cái gọi là lương cao, thực chất không có đường tắt, chỉ là dũng cảm theo đuổi chuyên ngành của mình đến cùng mà thôi.

Sự khác biệt giữa con người nằm ở chỗ liệu họ có thể đạt được thành tích tốt nhất trong lĩnh vực của mình hay không.

Liu Run, một nhà tư vấn doanh nghiệp nổi tiếng, tính phí lên tới 400.000 NDT (khoảng 1,4 tỷ đồng) cho một khóa đào tạo nội bộ và được mệnh danh là "nhà tư vấn doanh nghiệp đắt giá nhất Trung Quốc".

Anh có thể nói chuyện hùng hồn trên sân khấu và giảng cho các công ty lớn. Anh cũng có thể viết một cách sống động và xuất bản nhiều cuốn sách bán chạy nhất. Nhưng những khả năng này không phải bẩm sinh mà được phát triển từng dần dần. Để nâng cao kỹ năng viết, anh bắt đầu viết blog từ năm 2003 và kiên trì theo con đường viết lách trong hơn 10 năm.

Để cải thiện kỹ năng nói của mình, anh đã tham gia các cuộc thi tranh luận ở trường đại học và rèn luyện khả năng hùng biện hàng ngày. Để trau dồi tư duy logic, anh đã được đào tạo nghiêm ngặt tại Đại học Nam Kinh và học từ thực tế khi trao đổi với khách hàng. 

Mỗi ngày dù bận rộn đến đâu anh cũng sẽ kiên trì học tập, chỉ cần có thời gian rảnh sẽ nghe nhiều nội dung khác nhau với tốc độ gấp đôi.

Muốn nổi bật trước người khác thì phải chịu đau khổ sau người khác. Đằng sau sự hào nhoáng là công việc khó khăn. Thay vì ghen tị với công việc nhàn hạ và lương cao của người khác, tốt hơn hết bạn nên kiên nhẫn và từ từ trau dồi bản thân. Suy cho cùng, bản chất của việc kiếm tiền là quá trình trao đổi giá trị. Khi bạn nâng cao nhận thức và khả năng của mình bạn sẽ không phải kiếm tiền mà mà tiền sẽ tự đến với bạn.

Một thanh niên chán nản hỏi trên mạng: Sau 4 năm làm việc chăm chỉ ở Thượng Hải nhưng vẫn chưa có gì. Anh không biết nên tới Thâm Quyến hay về quê?

Bình luận được nhiều lượt thích nhất là: "Đừng nói về thành phố, hãy nói nhiều hơn về bản thân bạn". Đúng vậy, nếu bạn không sẵn lòng chịu đựng gian khổ mà chỉ muốn hưởng thụ thành quả thì đi đến đâu, bạn cũng sẽ gặp khó khăn.

Cuộc sống tự lực tuy cực khổ nhưng phần thưởng lại rất tươi đẹp. Chỉ bằng cách nỗ lực mới có thể đạt được, không có con đường tắt nào khác. 






Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại