Ngày 2/10, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã tiến hành thăm Nga và có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Putin, ông Vucic đã thông báo về tình hình căng thẳng Serbia-Kosovo hồi cuối tháng 9 vừa qua với Tổng thống Putin. Ngoài ra, Tổng thống Vucic cũng thảo luận với ông Putin về nỗ lực thúc đẩy thỏa thuận Serbia-Kosovo đang bị Kosovo vi phạm.
Chuyến thăm Nga của Tổng thống Serbia diễn ra trong bối cảnh ông Vucic đặt quân đội nước này trong tình trạng cảnh báo vì sự gia tăng đặc nhiệm Kosovo ở khu vực hồ Gazivode, nơi đang xảy ra tranh chấp về lãnh thổ đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Các nhà phân tích cho rằng, trong bối cảnh cục diện Kosovo ngày càng xấu đi, Tổng thống Serbia thăm Nga là nhằm tìm kiếm sự ủng hộ từ Moscow.
Trong chuyến thăm Nga, ông Vucic đã “trực tiếp mời Tổng thống Putin tới thăm Belgrade vào thời gian sớm nhất”. Việc Tổng thống Serbia đưa ra lời mời Tổng thống Putin khi mà tình trạng của nước này đã rơi vào trạng thái chiến tranh toàn diện là một tín hiệu muốn cầu cứu sự trợ giúp và ủng hộ từ phía Nga.
Theo các thông tin tình báo đáng tin cậy, từ cuối tháng 9 tới nay, các cuộc xung đột vũ trang quy mô nhỏ giữa quân đội Serbia và lực lượng vũ trang khu vực Kosovo đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bủng nổ toàn diện.
Đặc biệt, ngày 29/9 vừa qua, Bộ Quốc phòng Serbia đã đột nhiên tuyên bố “Quân đội Serbia đã bước vào trạng thái chiến đấu toàn diện”.
Điều này cho thấy, cuộc khủng hoảng Kosovo tại khu vực Balkan có thể tái lập như cách đây 17 năm khi Khối hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đứng đầu là Mỹ không kích Liên bang Nam tư vào năm 1999.
Việc Tổng thống Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic thăm Nga cũng xuất phát từ những ảnh hưởng của Nga tại quốc gia Balkan này.
Sau cuộc khủng hoảng 1999, Nga đã đẩy mạnh sự can dự mạnh hơn vào khu vực Balkan. Sự can dự của Nga đã hình thành cục diện đối đấu giữa Nga với NATO trong khu vực này.
Đặc biệt, chỉ trong năm 2018, Nga đã đầu tư không ít sức lực cho Serbia về mặt quân sự lẫn kinh tế với việc tổ chức nhiều cuộc tập trận chung.
Như vậy, đằng sau sự va chạm, cạnh tranh và đụng độ giữa Serbia và Kosovo có bóng dáng của Nga và Mỹ. Điều này càng làm cho thế giới quan ngại về những nguy hiểm khi nước lớn can thiệp vào khu vực Balkan.