Cả 2 đều không kịp dự lễ mừng công đoàn thể thao Việt Nam mà về thẳng Nghệ An hội quân sau khi vừa đặt chân xuống sân bay Nội Bài. Trước Thanh Hóa, Văn Đức, Xuân Mạnh cùng đã chính và cho thấy sự mệt mỏi khá rõ ràng.
Thi đấu trong trạng thái kiệt sức, chấn thương ập đến với cả 2. Trong đó Xuân Mạnh phải nghỉ mất 1 tháng và xem như chia tay V.League 2018.
Trường hợp của cặp đôi trên cho thấy tác động từ những trận đấu của U23 Việt Nam tới SLNA lớn thế nào. Điều này ở cấp độ thế giới thường được gọi là "virus FIFA", khi cầu thủ kiệt sức và chấn thương sau khi phục vụ cho ĐTQG.
SLNA cũng chưa phải đội bóng chịu tổn thất nặng nề nhất. Những gì mà Hà Nội FC phải đón nhận còn đáng lo ngại hơn. Thành Chung, Hùng Dũng chấn thương. Văn Quyết, Đình Trọng cũng vẫn mang trên mình vết đau.
Văn Quyết bị đau ở trận tranh HCĐ Asiad.
Quang Hải, Duy Mạnh cày ải gần như trọn vẹn Asiad. Ngay cả Văn Hậu và Đức Huy cũng thuộc nhóm ra sân không hề ít.
Các cầu thủ HAGL có thời gian thi đấu kém hơn Hà Nội FC. Nhưng HLV Dương Minh Ninh vẫn phải chau mày khi 2 học trò Xuân Trường, Văn Thanh gặp những vấn đề khác nhau.
Trên thực tế, nhiều nền bóng đá Đông Nam Á cũng như châu Á đã quen dần với lịch thi đấu quốc tế xen kẽ lịch các giải trong nước. Những khoảng thời gian tập trung diễn ra thường không dài, các CLB cũng đành chấp nhận sống chung với "virus FIFA".
Bản thân FIFA đã đề ra khoản tiền "đền bù" dành cho các cầu thủ về phục vụ ĐTQG. Số tiền tối đa cho một trường hợp có thể lên đến 8,7 triệu USD. Tại World Cup 2018, Man City là đội nhận nhiều tiền "đền bù" nhất với 5,17 triệu USD.
Trong tương lai, việc sắp xếp lịch thi đấu có lẽ cần thêm những điều chỉnh sao cho cân bằng lợi ích giữa các ĐTQG và CLB hơn. Ngoài ra, bóng đá Việt Nam cũng nên quen hơn với những quãng tập trung ĐT ngắn ngày thay vì tập huấn đôi khi quá dài ngày trước các giải đấu.