Tâm sự cuộc đời của một nữ lãnh đạo IT 45 tuổi sau khi mất việc
Một biên tập viên của 51CTO - trang tin chuyên về công nghệ của Trung Quốc đã thực hiện một loạt các cuộc phỏng vấn với nhưng người đang hoặc đã từng làm việc trong ngành công nghệ. Dưới đây là câu chuyện của một phụ nữ, là cựu lãnh đạo của một công ty công nghệ lớn, 45 tuổi.
Đường Vân (tên nhân vật đã được thay đổi) đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc tại các công ty Fortune 500 của công ty nước ngoài, đã từng làm việc tại Hoa Kỳ, Canada và Pháp. Cô ấy từng là trưởng bộ phận kiểm thử của một doanh nghiệp công nghệ. Cô ấy cũng đã từng lãnh đạo của các nhân viên nước ngoài và phụ trách các nhóm xuyên quốc gia. Tất cả những điều này thật đáng tự hào, nhưng khi cuộc phỏng vấn này diễn ra, cô ấy chưa già đã thất nghiệp.
BTV: Chào chị, dạo này em thấy chị đang làm việc trên một cửa hàng trực tuyến. Có chuyện gì vậy? XXX (công ty công nghệ mà Đường Vân từng làm việc) không còn hoạt động nữa sao?
Đường Vân: Đúng vậy, tôi không làm ở đó nữa.
BTV: Chị đã nghỉ việc à, hay là...
Đường Vân: Bị sa thải, bị sa thải.
BTV: Có thể cho biết lý do được không?
Đường Vân: Nhóm không còn nhiều người nên không cần đến tôi nữa.
BTV: Chị cũng có rất nhiều kinh nghiệm trong ngành, còn rất nhiều người cần chị.
Đường Vân: Tôi cũng đã tìm rồi, cũng đã liên lạc với một số mối quan hệ, nhưng với tình hình kinh tế hiện tại và tuổi tác của tôi, họ cũng chỉ một câu xã giao lấy lệ : “Khi em đến anh sẽ giúp em xem xét”. Sau một thời gian, tôi không còn nghĩ về chuyện đó nữa và không còn hy vọng gì nữa.
BTV: Chị vẫn đang vận hành cửa hàng trực tuyến này chứ?
Đường Vân: Gia đình tôi khá ủng hộ tôi, tôi không muốn chỉ thất nghiệp ở nhà, và tôi không nghĩ mình đã già. Ở độ tuổi không già cũng không trẻ, nhà có con nhỏ, có người già, tôi gánh thêm trách nhiệm. Gia đình cũng nói với tôi, làm gì cũng được, chỉ cần vui vẻ thôi, đừng đặt nặng quá nhiều áp lực, cũng đừng kỳ vọng quá cao. Thực sự tôi cảm thấy cuộc sống khá bình yên.
BTV: Đồng nghiệp cũ của chị có giúp đỡ chị không?
Im lặng một lúc
Đường Vân: Thực ra tôi hiểu khá rõ. Công việc là công việc, và hầu hết đồng nghiệp của tôi cũng chỉ là mối quan hệ công việc. Nếu không còn làm việc chung thì cũng không còn gì. Trong quá trình làm việc, tôi chỉ tập trung vào công việc hiện tại của mình mà thôi, tôi hiếm khi suy nghĩ về những gì mình sẽ làm trong tương lai và cũng không nghĩ quá nhiều.
Bây giờ tôi đang bắt đầu lại từ đầu. Tôi biết rất rõ rằng xác suất thất bại là rất cao, có thể là 99,99%, nhưng tôi chỉ kỳ vọng vào 0,01%.
Đang là lãnh đạo cấp cao trong ngành công nghệ, tôi đã bị sa thải ở tuổi 45, và đây là bài học xương máu dành cho bạn: Tôi không khuyên bạn nên thay đổi nghề nghiệp, nhưng tôi khuyên bạn nên có thêm một lựa chọn. Tôi cũng không khuyên bạn nên từ chức nhưng tôi khuyên bạn nên bắt đầu một công việc phụ. Không chỉ là đề phòng rủi ro. Điều quan trọng hơn là tối ưu hóa cơ cấu thu nhập của gia đình.
Gần đây tôi có đọc được một câu: "Ngày nay, ngày càng có nhiều người bị trật bánh một cách thụ động, bởi vì thế giới thực sự đang thay đổi quá nhanh, và cách làm trong quá khứ sẽ không còn hiệu quả nếu bạn không chịu thay đổi".
Giới công nghệ Trung Quốc đang trẻ hóa lực lượng lao động
Thời gian gần đây, hàng chục nghìn lao động trong lĩnh vực công nghệ tại Trung Quốc đã bị cắt giảm khi tăng trưởng kinh tế trì trệ và chính sách quản lý của Bắc Kinh bị siết chặt. Trong số đó, những người lao động đứng tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương. Dù luật lao động của Trung Quốc cấm người sử dụng lao động phân biệt đối xử dựa trên các đặc điểm như dân tộc, giới tính và tôn giáo nhưng lại không đề cập rõ ràng đến tuổi tác.
Các Giám đốc điều hành các công ty công nghệ Trung Quốc từ lâu đã công khai bày tỏ ưu tiên đối với những người lao động trẻ tuổi. Năm 2019, Chủ tịch Tencent Martin Lau đã công bố kế hoạch cải tổ 10% nhân sự cấp quản lý, cho biết “công việc của họ sẽ được đảm nhận bởi những người trẻ hơn và nhiệt huyết”. Trong một bức thư nội bộ vào năm 2019, Giám đốc Robin Li của Baidu, đã công bố kế hoạch trẻ hóa công ty bằng cách tuyển dụng nhiều lao động sinh sau năm 1980 và 1990”.
“Ở độ tuổi từ 20 đến 30, hầu hết mọi người đều tràn đầy năng lượng. Họ sẵn sàng tiến về phía trước và hy sinh bản thân vì công ty. Tuy nhiên, một khi họ trở thành bố mẹ và cơ thể bắt đầu già đi, khó có thể theo kịp lịch trình 996 (chế độ làm việc khuyến khích hoặc ép buộc nhân viên làm việc từ 9 giờ sáng tới 9 giờ tối, 6 ngày mỗi tuần)”, một cựu Giám đốc bán hàng tại nền tảng giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc Meituan cho biết.
ByteDance, công ty sở hữu ứng dụng video TikTok và sàn thương mại điện tử Pinduoduo, là nơi sở hữu lực lượng lao động trong số các công ty công nghệ Trung Quốc. Cụ thể, độ tuổi trung bình của nhân viên của tại đây là 27, theo số liệu mới nhất từ Maimai. Độ tuổi trung bình của nhân viên tại Kuaishou là 28, thấp hơn so với ứng dụng gọi xe DiDi là 33. Theo Tổng liên đoàn lao động Trung Quốc, độ tuổi trung bình của người lao động ở Trung Quốc là 38,3.
Xu hướng trẻ hóa đội ngũ lao động càng trở nên phổ biến hơn với làn sóng sa thải ngày càng tăng trong lĩnh vực công nghệ. Lời nguyền tuổi 35 là mối lo ngại lớn đối với lao động trong ngành công nghệ. Một khảo sát của nền tảng tuyển dụng Lagou Zhaopin hồi năm ngoái cho thấy 87% lập trình viên “rất lo lắng” về nguy cơ bị sa thải hoặc không thể tìm được công việc mới sau khi bước sang tuổi 35.
Nhiều cơ quan công vụ Trung Quốc hạn chế kỳ thi tuyển công chức đầu vào đối với những người từ 35 tuổi trở lên. Các quảng cáo tuyển dụng nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ, bao gồm cả nhà hàng và khách sạn, tìm kiếm những ứng viên trẻ hơn.
Một lập trình viên 38 tuổi gần đây đã bị một hãng gọi xe lớn sa thải. Anh việc tìm kiếm công việc mới rất khó khăn. “Thị trường việc làm rất tệ, tệ hơn cả năm ngoái, đặc biệt đối với những kỹ sư có tuổi như tôi”, anh cho hay.