Chuyện nam giới và mụn

Hiểu rõ nguyên nhân, các phương pháp ngăn ngừa và trị mụn, bạn sẽ lấy lại được vẻ tự tin.

 

Mụn, hay còn gọi là trứng cá, gồm có hai loại chính: mụn thông thường (Acne vuglaris, xuất hiện ở người trẻ và người lớn).

Mụn là sự viêm đơn vị nang lông - tuyến bã ở một vài vùng trên cơ thể như: mặt, ngực, lưng, cổ... Thông thường, mụn xuất hiện ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trên 30% những người bị mụn phải chịu tình trạng này đến năm 40-50 tuổi.

Các triệu chứng của mụn rất đa dạng. Nó phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm và thể tạng của mỗi người. Mụn hiếm khi gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khó chịu. Nữ thường bị mụn sớm hơn nam, bệnh thường nặng và kéo dài hơn.

Nguyên nhân gây ra mụn và các loại mụn thường gặp ở nam giới

Dưới tác động của nội tiết tố Androgen, tuyến bã phình to ra và hoạt động bài tiết chất bã được tăng cường. Đồng thời, chất sừng trên da được tạo ra hàng ngày bít kín lỗ thoát ra của chất bã. Chất sừng này cùng với chất bã tạo ra comedone (nhân mụn).

Sau đó, có hai trường hợp xảy ra: Nếu da không bị viêm nhiễm sẽ tạo nên hai loại nhân mụn là mụn đầu trắng (Whitehead) hay mụn đóng (close comedone) khi bị hở ra bên ngoài, còn gọi là mụn đầu đen (blackhead).

Trường hợp thứ hai là da bị viêm nhiễm do vi trùng P.acnes (hoặc các vi trùng khác).

Mụn có nhiều dạng khác nhau. Người ta phân loại mụn tùy theo các triệu chứng bên ngoài: Các dạng mụn thường thấy nhất là:

Mụn thông thường (Acne vulgaris) là dạng mụn thường gặp nhất, bao gồm: mụn sần, mụn mủ, mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Vị trí mà loại mụn này hay xuất hiện là mặt, trán, ngực, lưng.

Mụn bọc (Acne conglobata) là dạng nặng nhất, gồm nhiều nang mụn nằm sâu dưới da, chứa mụn và dịch có mùi hôi, khi lành thường để lại sẹo. Vị trí hay gặp là sau lưng và mông, thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.

Mụn hồng (Acne rosacea) là bệnh có liên quan đến mạch máu, xuất hiện khi xảy ra phản ứng viêm ở vùng giữa mặt. Mụn hồng thường gặp ở người trên 30 tuổi, nam giới bị nặng hơn nữ giới.

Triệu chứng của dạng mụn này là đỏ da, dãn mao mạch, nổi mụn mủ, không có comedone đi kèm.

Nguyên nhân gây ra mụn ở nam giới rất phức tạp. Đó có thể là yếu tố nội tiết, nghĩa là mụn phát sinh nhiều do hoạt động của Androgen trong tuyến sinh dục tăng hoặc do dùng chất nội tiết tố corticoid kéo dài. Có thể là do người bệnh lạm dụng chất ngọt, chè, bánh mì, mỡ... Ngoài ra, vệ sinh da kém, làm việc trong môi trường dơ bẩn, ẩm ướt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mụn.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc INH, Vitamin B12, Phenobarbital... kéo dài, táo bón, uống ít nước, hay thức khuya, căng thẳng... cũng góp phần làm tình trạng mụn nặng thêm.

Điều trị mụn không khó như bạn nghĩ. Sinh hoạt điều độ, kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn sẽ tìm lại làn da đẹp như mong muốn.

Điều trị mụn thế nào để đạt hiệu quả cao nhất?

Có thể điều trị mụn dứt điểm nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn, có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tuỳ theo từng trường hợp, bác sĩ có thể điều trị bằng các loại thuốc khác nhau. Thời gian dùng thuốc không cố định và thuốc cũng thay đổi sau một thời gian.

Phương pháp điều trị mụn thông thường nhất là sử dụng thuốc bôi tại chỗ như: Clindamycin, Eythromycin, lưu huỳnh, Benzoyl peroxide, Tretinoin, Adapalene, Azelaic acid... Các loại thuốc này được sử dụng tuỳ theo tình trạng mụn và thể trạng của từng người.

 

Tuy vậy, bệnh nhân cần được bác sĩ da liễu tư vấn và theo dõi vì hầu như loại nào cũng gây ra một vài phản ứng phụ.

Ngoài thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị mụn, việc sử dụng kết hợp các loại thuốc kháng sinh như: Tetracycline, Doxycycline, Minocycline, Clindamycin, Erythromycin hay Azithromycin cũng đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị mụn.

Đối với các trường hợp bị mụn nặng hoặc tái phát nhanh sau nhiều đợt điều trị, các bác sĩ có thể cho dùng Isotretinoin (Accutane, curacne). Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc này, bệnh nhân cần phải được bác sĩ da liễu có kinh nghiệm theo dõi cẩn thận và thường xuyên.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc bôi kết hợp với thuốc kháng sinh, còn có một số phương pháp khác để điều trị mụn. Đó là:

Tiểu phẫu hay nặn mụn là giải pháp nhanh chóng và hiệu đối với comedone, mụn nang.

Chiếu tia tử ngoại cho bệnh nhân bị mụn ở dạng sâu, kèm theo sẩn và cục.

Dùng tia laser để làm giảm sự hoạt động của tuyến bã.

Chiếu ánh sáng xanh có bước sóng 400-430nm. Phương pháp này dùng để điều trị mụn bị viêm do vi trùng P.acnes.

Bôi dung dịch vitamin C để làm giảm thâm và sẹo lõm sau khi mụn vừa lành.

Một số điểm cần lưu ý trong quá trình điều trị mụn

Khi gặp phải tình trạng này, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân gây mụn (sinh lý hơn bệnh lý) để tìm cách khắc phục hoặc hạn chế.

Làn da nam giới thường dày và nhờn hơn so với da nữ giới. Vì vậy, bạn nên giữ da khô và sạch bằng cách rửa mặt bằng nước sạch, sau đó dùng giấy mềm hoặc khăn mềm lau khô. Mỗi ngày nên thực hiện khoảng bốn lần.

Chế độ ăn ngủ điều độ, tập thể dục thể thao vừa phải, uống từ 1,5 đến 2 lít nước/ngày cũng là thói quen mà bạn cần rèn luyện để hạn chế mụn nặng thâm.

Khi bị mụn, bạn không nên quá chú tâm hay suy nghĩ về nó. Điều này có thể gây ra lo lắng, buồn phiền, càng kích thích mụn nổi nhiều hơn.

Hạn chế dùng tay sờ hay nặn mụn. Chỉ nên nặn mụn đầu đen hoặc những nốt mụn đã thật sự chín.

Trước khi sử dụng một loại thuốc bôi bất kỳ, nên thoa một ít ở mặt trong cánh tay và để trong một đêm. Nếu không thấy thuốc phản ứng, bạn có thể bôi lên những vùng da bị mụn.

Trong thời gian điều trị, cần tránh nắng càng nhiều càng tốt.

Đối với nam giới đã qua tuổi dậy thì, đôi khi, việc lập gia đình sẽ làm mụn khỏi một cách tự nhiên mà không cần chữa trị.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại