"Dằn mặt" Trung Quốc, Nhật Bản phát triển tên lửa mới đối đầu tàu sân bay

Minh Thu |

Quân đội Nhật Bản có kế hoạch nâng cấp một tên lửa thế hệ mới với khả năng tiêu diệt tàu sân bay, trong bối cảnh Trung - Nhật vẫn căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền trên biển Hoa Đông.

Tờ Mainichi dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, các cuộc thảo luận đang được tiến hành để cải thiện năng lực chống hạm đối với loại đạn lướt siêu tốc (HVGP). HVGP đang trong giai đoạn phát triển và sẽ đi vào hoạt động từ đầu năm 2026.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay, HVGP có thể tấn công vào một hòn đảo bị đối phương chiếm đóng. Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch nâng cấp HVGP với tầm bắn xa hơn, tốc độ di chuyển nhanh hơn cùng đường bay khó đánh chặn hơn.

Lần đầu tiên được công bố vào cuối năm 2018, HVGP được phát triển để phóng từ rocket vào tầng khí quyển trên cao và lao tới mục tiêu với tốc độ cực nhanh. Thậm chí, khác với các tên lửa thông thường, HVGP rất khó bị đánh chặn.

Trong khi đó, Trung Quốc đã cho hạ thủy Sơn Đông, tàu sân bay thứ hai nhưng là tàu sân bay đầu tiên của nước này, vào năm 2019. Trước đó, Trung Quốc sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh từ năm 2012. Bắc Kinh có ý định đóng thêm ít nhất là 2 tàu sân bay nhằm mở rộng năng lực của hải quân Trung Quốc.

"Trung Quốc đã cho phát triển tên lửa siêu thanh còn được mệnh danh là 'sát thủ diệt tàu sân bay' nhằm ngăn chặn các nhóm tàu sân bay Mỹ hoạt động vượt ngoài chuỗi đảo thứ nhất. Đây chính là một phần trong chiến lược chống xâm nhập/chống tiếp cận của Trung Quốc.

Dằn mặt Trung Quốc, Nhật Bản phát triển tên lửa mới đối đầu tàu sân bay - Ảnh 2.

Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay nội địa Sơn Đông vào năm 2019. (Ảnh minh họa)

Chúng ta biết rằng, Mỹ cũng đang làm điều tương tự như Trung Quốc và giờ Nhật Bản tiếp bước", ông Stephen Nagy, phó giáo sư chuyên ngành các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Thiên chúa giáo quốc tế ở thủ đô Tokyo chia sẻ.

Bên cạnh đó, sự ra đời của vũ khí mới HVGP "rõ ràng nhắm tới Trung Quốc" do Nhật Bản lo ngại trước sự xuất hiện của các tàu hộ vệ Trung Quốc trong khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trên biển Hoa Đông.

Ông Nagy nhấn mạnh thêm, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện có kế hoạch tới thăm Nhật Bản vào tháng Tư. Do đó, thông tin về HVGP cũng là nhằm gửi đi thông điệp cảnh báo các chiến hạm Trung Quốc cần chấm dứt hành động xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản trong khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

"Thông điệp nhằm nhắn gửi nếu Trung Quốc muốn có mối quan hệ tốt đẹp hơn và bền vững hơn với Nhật Bản, Bắc Kinh cần giảm các hành động mang tính khiêu khích. Thông tin về tên lửa mới cũng là một phần trong thông điệp mà Nhật Bản muốn gửi tới Trung Quốc.

Điều đó cho thấy Tokyo không chỉ gia tăng sức ép với Bắc Kinh qua lời nói mà còn bằng việc tăng cường năng lực quân sự", ông Nagy nói.

Trong các khoản ngân sách quốc gia trước đây, chính phủ Nhật Bản đã dành khoản tiền 18,5 tỉ yên (167,6 triệu USD) cho dự án phát triển HVGP. Theo ngân sách năm 2020, Nhật Bản sẽ chi thêm 25 tỉ yên (226,6 triệu USD) cho chương trình phát triển HVGP.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại