Dàn diễn viên của 'Làng Vũ Đại ngày ấy' sau 36 năm

Lộc Liên |

Trải qua gần 4 thập kỉ sau khi ra mắt, dàn diễn viên trong phim năm nào giờ đây đều có sự đổi thay về cuộc sống, sự nghiệp hay đã là người thiên cổ. Tuy nhiên, khi nhắc về họ, đông đảo người hâm mộ không thể không quan tâm, chú ý.

Ra mắt cách đây 36 năm, dựa trên ba truyện ngắn "Sống mòn", "Chí Phèo" và "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao khắc họa chân thực cuộc sống nông thôn trong xã hội phong kiến, nửa thuộc địa ở nước ta trước Cách mạng Tháng Tám.

"Làng Vũ Đại ngày ấy" đã giúp đạo diễn Phạm Văn Khoa giành Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật cùng hai tác phẩm điện ảnh khác là Chị Dậu (1980) và Lửa trung tuyến (1961).

Dàn diễn viên của Làng Vũ Đại ngày ấy sau 36 năm - Ảnh 1.

Sinh năm 1945, diễn viên, đạo diễn Bùi Cường đến với điện ảnh khá muộn. Năm 1982 ông tham gia "Làng Vũ Đại ngày ấy" với vai Chí Phèo và đem về huy chương vàng hạng mục "Diễn viên chính xuất sắc" trong Liên hoan phim Việt Nam lần thứ sáu (1983). Sau đó, Bùi Cường liên tiếp ghi dấu ấn trong "Biệt động Sài Gòn", "Không có đường chân trời", "Kẻ giết người". Những năm 1990, ông chuyển sang làm đạo diễn và giành huy chương vàng Liên hoan phim truyền hình toàn quốc năm 2004 với phim "Vị tướng tình báo và hai bà vợ".

Dàn diễn viên của Làng Vũ Đại ngày ấy sau 36 năm - Ảnh 2.

Hiện tại, ở tuổi 73 đạo diễn say nghề đang hạnh phúc viên mãn với người vợ đã bên ông nửa thế kỉ cùng hai con gái đã lập gia đình. Thỉnh thoảng người nghệ sĩ này vẫn hội ngộ các diễn viên khác trong "Làng Vũ Đại ngày ấy". Mới đây, "Chí Phèo" vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xét tặng danh hiệu NSƯT cho những cống hiến vì nghệ thuật trong suốt sự nghiệp của Bùi Cường.

Dàn diễn viên của Làng Vũ Đại ngày ấy sau 36 năm - Ảnh 3.

Vai diễn Thị Nở xấu đến nỗi "ma chê quỷ hờn" trong phim được NSƯT Đức Lưu đảm nhận. Mặc dù chỉ xuất hiện một vài phân cảnh nhỏ trong phim nhưng sự hóa thân xuất sắc của bà là một trong những yếu tố đưa tên tuổi bộ phim bay xa hơn, cũng như để lại dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả và trở thành một nhân vật kinh điển của điện ảnh Việt Nam. Sau vai diễn để đời này, "Thị Nở" tiếp tục góp mặt trong " Những cô gái nông trường", "Đêm tháng bảy", "Con tôi cả"... nhưng không xóa nổi hình tượng người yêu Chí Phèo. Bà về làm việc ở Đại học Kinh doanh và Công nghệ (Hà Nội) sau đó là ban Đối ngoại thành ủy Hà Nội làm ở ban Đối ngoại và gắn bó với nơi này cho đến khi nghỉ hưu.

Dàn diễn viên của Làng Vũ Đại ngày ấy sau 36 năm - Ảnh 4.

Năm 1962, "Thị Nở" cùng Giáo sư - Tiến sĩ Trần Hạ Phương xây dựng gia đình. Hiện tại, bà đang an hưởng sống an bình cùng vợ chồng con trai út ở Hà Nội sau khi người bạn đời mất cách đây 6 năm. Chia sẻ với Tiền Phong, NSƯT cho biết vừa đi 5 nước Châu Âu về và chuẩn bị có chuyến thăm đơn vị cũ ở Nghệ An.

Dàn diễn viên của Làng Vũ Đại ngày ấy sau 36 năm - Ảnh 5.

Thầy giáo Thứ, người đàn ông cao thanh mảnh từng ghi dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả yêu điện ảnh Việt Nam phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" do Đạo diễn, NSƯT Nguyễn Hữu Mười thể hiện. Sau vai giáo Thứ, ông tiếp tục sự nghiệp nhà giáo trong vai giáo Khang phim "Bao giờ cho đến tháng 10" và mang về Bông Sen Vàng cho hạng mục "Nam diễn viên chính xuất sắc" tại Liên hoan phim quốc gia lần thứ bảy (1985).

Dàn diễn viên của Làng Vũ Đại ngày ấy sau 36 năm - Ảnh 6.

Sạu khi sang Nga theo học ngành đạo diễn năm 1987, Hữu Mười đoạt Cánh Diều Vàng năm 2011 với phim điện ảnh "Mùi cỏ cháy" năm 2011. Sau nhiều năm lăn lộn trong vai trò diễn viên, đạo diễn ở Hãng phim truyện Việt Nam, nghệ sĩ Hữu Mười bắt đầu tham gia công tác giảng dạy từ năm 2003 và giữ chức trưởng Khoa truyền hình, Đại học sân khấu Điện ảnh Hà Nội trước khi nghỉ hưu vào năm 2017.

Dàn diễn viên của Làng Vũ Đại ngày ấy sau 36 năm - Ảnh 7.

Ngoại hình và gương mặt khắc khổ cùng diễn xuất chân thực của nhà văn Kim Lân trong vai Lão Hạc ở "Làng Vũ Đại ngày ấy" đã đem đến nhiều xúc động cho khán giả trước số phận nghiệt ngã của người nông dân dưới chế độ thực dân phong kiến. Đồng thời, ông còn là một trong những nhà văn tiêu biểu của dòng văn học hiện thực trước và sau năm 1945 với các tác phẩm như "Nên vợ nên chồng", "Làng", "Vợ nhặt"... gây tiếng vang mạnh mẽ khi phản ánh thực trạng nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Ngoài ra cố nhà văn còn ghi dấu ấn với hình ảnh Lý Cựu trong phim "Chị Dậu", lão Pẩu trong "Con Vá" và cụ Lang Tâm trong "Hà Nội 12 ngày đêm".

Dàn diễn viên của Làng Vũ Đại ngày ấy sau 36 năm - Ảnh 8.

Ngoài vai Lão Hạc trong "Làng Vũ Đại ngày ấy", cố nhà văn còn ghi dấu ấn với hình ảnh Lý Cựu trong phim "Chị Dậu", lão Pẩu trong "Con Vá" và cụ Lang Tâm trong "Hà Nội 12 ngày đêm". Ít ai biết rằng, Kim Lân chính là cha đẻ của hai họa sĩ nổi tiếng là Nguyễn Thị Hiền và Thành Chương và có cuộc hôn nhân luôn tình cảm với bà Nguyễn Thị Tám cho đến khi mất vào năm 2007.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại