Vào năm 2011, dư luận Trung Quốc từng xôn xao trước một đám tang xa xỉ của một gia đình ở thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Theo đó, một người đàn ông giàu có sống ở đây sẵn sàng chi 5 triệu nhân dân tệ (hơn 16,5 tỷ đồng) để tổ chức tang lễ cho mẹ mình.
Ngay khi tin tức được chia sẻ, mọi người đã không ngừng bàn tán. Mọi người sẽ không bao giờ hiểu được, làm thế nào sân trường lại biến thành nơi tổ chức tang lễ.
Nhưng trên thực tế, những bức ảnh trong đám tang được chia sẻ trong thời điểm đó chỉ cho thấy một góc được phóng đại.
Một đám tang xa xỉ ở Chiết Giang năm 2011.
Đứa con trai nhân danh tình yêu với mẹ để phô trương với thiên hạ
Người quá cố là bà Trần, 82 tuổi, đến từ trấn Tân Hà, thành phố Ôn Lĩnh, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Sinh thời, bà được những người hàng xóm xung quanh ghen tị vì được hưởng phước con cháu.
“Khi được hơn 10 tuổi, bố tôi đã qua đời. Ngoài 6 anh chị em chúng tôi, ông không để lại gì cả, mẹ tôi đã vất vả nuôi chúng tôi nên người”, người con thứ 4 - Lâm Đại Dung nói về sự vất vả của mẹ mình là bà Trần.
Vào những năm 1980, Lâm gia rất nghèo khổ. Trong một lần Lâm Đại Dung đến Ôn Lĩnh thăm anh cả đã vô tình gặp được quý nhân.
Người này đã dạy cho Lâm Đại Dung làm nghề cắt tóc, sau đó anh học nghề rồi tự mở tiệm cắt tóc đầu tiên ở trấn Tân Hà. Nhiều người nói rằng, đây chính là nồi vàng đầu tiên của gia đình họ Lâm.
Con trai họ Lâm chi hơn 16 tỷ đồng để tổ chức tang lễ cho mẹ.
Hơn 20 năm sau, gia đình họ Lâm đã thay đổi lên tầm cao mới. Những anh em của họ đều thành công trong lĩnh vực kinh doanh.
Một trong những người thành công nhất chính là Lâm Đại Vũ, ông là chủ tịch tập đoàn cổ phần Chính Điền ở Chiết Giang, sở hữu nhiều công ty lớn bao gồm nhiều ngành nghề phụ tùng xe máy, khách sạn, bất động sản và có tổng tài sản cố định hơn 800 triệu nhân dân tệ (hơn 900 nghìn đô la Mỹ).
10 năm trước, bà Trần - mẹ của anh em nhà họ Lâm phát hiện mình bị bệnh tiểu đường. 5 năm trước, bà bắt đầu vào bệnh viện nhiều hơn.
Khi đối mặt với người mẹ ốm yếu, anh em nhà họ Lâm đều rất hiểu thảo.
Họ đưa mẹ đến bệnh viện tốt nhất ở Thượng Hải để trị bệnh. Giá phòng bệnh viện ở đây là 1500 nhân dân tệ (khoảng 5 triệu đồng) một đêm, được xem là những phòng bệnh có giá đắt đỏ nhất.
Lâm Đại Dung nói rằng, anh chị em luôn cố gắng bằng mọi giá để kéo dài sự sống cho mẹ, dù phải tốn bao nhiêu tiền.
Ngày 25/2/2011, tình trạng của bà Trần ngày càng xấu đi. Anh em nhà họ Lâm đã quyết định đưa mẹ từ bệnh viện về quê nhà.
uy nhiên, trên đường đi bà đã trút hơi thở cuối cùng. Trước khi qua đời, bà nói rằng vẫn còn 640 nghìn nhân dân tệ (hơn 2,1 tỷ đồng) và đưa cho các con, hy vọng số tiền này sẽ giúp hậu sự của bà được chăm lo chu toàn.
Đám tang xa xỉ
“Mẹ đã mong muốn một đám tang đàng hoàng và anh em chúng tôi cũng có khả năng, vì vậy chúng tôi quyết định khiến mẹ nở mày nở mặt hơn.
Ngoài con số tiền mẹ đưa, mỗi gia đình sẽ trả thêm, nhưng tổng ngân sách chi phí cho đám tang không được quá 1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,3 tỷ đồng)", con trai Lâm Đại Dung nói.
Tại Ôn Lĩnh, phong tục mai táng và chôn cất luôn được tiến hành một cách trịnh trọng và khoa trương nhất.
Vào tháng 3/2010, một cuộc khảo sát chi phí tang lễ của một trang web tin tức địa phương cho thấy, có hơn 50% người đồng ý chi 20 - 50 nghìn nhân dân tệ (66 - 165 triệu đồng) cho tang lễ của người lớn tuổi, 30% người chịu chi từ 50 - 100 nghìn nhân dân tệ (165 - 330 triệu đồng).
Tháng 5/2010, ở thành phố Ôn Lĩnh xuất hiện một đoàn tang lễ dài 200m trên đường, bao gồm pháo, kèn trống, xe sang BMW, Porsche, Lincoln và hàng chục xe chở hoa.
Để ngăn làn sóng so sánh giữa những người giàu, kể từ tháng 8/2010, thành phố Ôn Lĩnh buộc phải ra quy định về nghi thức tang lễ, bao gồm việc cấm sử dụng pháo, không được sử dụng quá 6 vòng hoa cho mỗi đám tang, kèn trống cũng được giới hạn…
Nếu như hộ gia đình nào vi phạm các quy định này sẽ bị phạt 3000 nhân dân tệ (khoảng 10 triệu đồng). Nhưng đối với người giàu, con số này chỉ là hạt cát trên sa mạc so với sự giàu có của họ.
Theo kế hoạch của gia đình họ Lâm, tang lễ của bà Trần sẽ được tổ chức ở nhà tang lễ ở thành phố Ôn Lĩnh. Tuy nhiên, sau khi xem xét số lượng người thân, bạn bè, gia đình và những nhân viên thì có gần 2000 người tham gia, nên Lâm Đại Vũ đã quyết định sử dụng sân trường của trường Trung học Tân Hà để tổ chức tang lễ. Bởi vì chỉ có ở đây mới có sức chứa từng đó người cùng những chiếc xe sang.
Ngoài 8 chiếc xe Limousine (trong đó có 1 chiếc chở quan tài), còn có rất nhiều xe sang dùng để chở gia quyến. Một dàn quân nhạc hoành tráng và 16 khẩu đại bác sơn vàng xếp thành hàng được thuê về phục vụ tang lễ.
Vào ngày đám tang được tổ chức, nhiều người ước tính rằng có cả hàng nghìn người xuất hiện nhưng không phải ai cũng là người quen của gia quyến.
Tại tang lễ, có hàng trăm nhà sư thực hành nghi lễ và tổng chi phí lên đến 5 triệu nhân dân tệ (khoảng 16,5 tỷ đồng).
Để việc di chuyển dễ dàng, nhà họ Lâm sai người tới những tuyến đường mà đoàn tang lễ đi qua và đưa cho mỗi chủ cửa hiệu trên đường 500 nhân dân tệ (hơn 1,6 triệu đồng), để yêu cầu họ không bày bán hàng trong ngày tổ chức đám tang.
Trên thực tế, tất cả các đám tang này đều có công ty tổ chức. Những chiếc xe sang trọng thực sự là xe của công ty tổ chức, các nghi thức trịnh trọng đều được tổ chức bài bản, miễn là bạn có tiền thì xa xỉ thế nào cũng có.
Tuy nhiên, Lâm Đại Dung nói rằng, ông không nghĩ rằng đám tang của mẹ mình lại thu hút hàng chục nghìn người.
Trong đó, có cả những người qua đường hiếu kỳ, hòa vào tang lễ với mong muốn được gia quyến đáp lễ. Bởi lẽ chỉ cần thắp hương là được tiền.
Thời điểm đó, truyền thông Trung Quốc cho biết, nhiều triệu phú mới nổi ở thành phố Ôn Lĩnh có phong trào so bì sức mạnh kinh tế bằng việc tổ chức đám tang người thân thật linh đình.
Chỉ trong thời gian ngắn, những chiếc xe tang thông thường đã được đổi thành những chiếc xe sang.
Một người lớn tuổi khi chứng kiến quang cảnh này cho biết, trong quá khứ, hầu hết những người đến viếng thường phản ánh nói lên đức hạnh của người quá cố khi còn sống.
Nhưng bây giờ, những đám tang phô trương này đã khiến họ không thể yên nghỉ vì cảnh tượng thật hỗn loạn.