Bối cảnh lịch sử
Đầu thế kỷ thứ 6 TCN, Carthage là một đế chế hùng mạnh, là chúa tể thực sự của vùng biển Địa Trung Hải với bộ phận hải quân hùng mạnh, thiện chiến.
Nhưng sự nổi lên cũng như bành trướng của đế chế La Mã cũng trên vùng biển này đã nảy sinh mâu thuẫn giữa 2 bên. Việc cạnh tranh lợi ích ở Địa Trung Hải khiến cho sự xung đột giữa 2 bên là không thể tránh khỏi.
Đế chế Carthage. Hình minh họa
Và quả nhiên, đến trong khoảng thời gian từ năm 264 đến 241 TCN, chiến tranh Punic lần I nổ ra, sau hơn 20 năm chiến tranh dai dẳng, lần đầu tiên, đế chế Carthage hùng mạnh cay đắng chấp nhận thất bại trong chính sở trường của mình: Hải quân!
Hậu quả là họ phải trao cho La Mã quần đảo Sicily (nay thuộc Ý) xinh đẹp như 1 khoản bồi thường chiến tranh.
Ở phía ngược lại đế chế Carthage dần dần bị đánh dạt ra khỏi nhiều hòn đảo trên Địa Trung Hải, và họ cố gắng lấy lại vị thế của mình bằng cách tăng cường sức mạnh tại châu Âu, đặc biệt là ở Tây Ban Nha.
Diễn biến chính
Hannibal (247-183 TCN) là 1 vị tướng người Carthage, ông được coi là 1 trong 10 nhà quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại. Trong các trận chiến, Hannibal luôn thể hiện được tài năng cũng như nhãn quan chiến thuật kiệt xuất của mình.
Với lòng căm thù kẻ địch sâu sắc, ông luôn nung nấu 1 ngày nào đó có thể trả được mối thù không đội trời chung trong chiến tranh Punic lần I.
Trong sự nghiệp cầm quân của mình, có thể nói Cannae chính là đỉnh cao cho sự linh hoạt và tư duy chiến lược của Hannial trong chiến tranh Punic lần II.
Chiến tranh Punic.
Không lâu sau khi chiến tranh nổ ra, đội quân của Hannibal đã lập nên kỳ tích khi hành quân với quy mô lớn, bao gồm hàng chục nghìn quân, cả bộ binh lẫn kỵ binh cùng cả voi chiến vượt dãy Alps để tiến vào Bắc Ý.
Chính cuộc hành quân không tưởng này đã giáng cho La Mã những đòn đánh nặng và bất ngờ. Hannibal nhanh chóng chiến thắng tại 2 trận đánh lớn trên sông Trebia năm 218 TCN và tại hồ Trasimene vào năm 217 TCN.
Liên tiếp bị đánh những đòn nặng, tổn thất nhiều, La Mã quyết định cử Quintus Fabius Maximus làm đại tướng, có toàn quyền sử dụng quân đội, quyết định chiến lược. Nhưng Maximus lại chọn chiến tranh tiêu hao, chủ yếu đánh tập trung vào các nguồn tiếp tế của quân Carthage.
Cuộc hành quân kỳ tích vượt dãy núi Apls.
Điều này khiến Maximus bị phản đối khá nhiều, thậm chí có nguyên lão còn gọi ông là thằng hèn khi không dám đối đầu trực tiếp với quân địch. Đến mùa đông năm 217 TCN, Maximus bị cách chức, binh quyền được trao cho các quan chấp chính Gnaeus Servilius Geminus và Marcus Atilius Regulus.
Đến lúc này, cả Carthage và La Mã đều đã chuẩn bị tinh thần cho 1 trận kịch chiến trước mắt. Bên phía La Mã, họ có 75.000 bộ binh, hơn 2.000 kỵ binh cùng quân đội của 1 số thành bang đồng minh. Tổng số quân được ghi nhận lên tới 86.400 người. Còn Hannibal chỉ có trong tay khoảng hơn 5 vạn quân, bao gồm 32.000 bộ binh nặng, 8.000 bộ binh nhẹ và khoảng 10.000 kị binh.
Dù chênh lệch lực lượng tương đối lớn, song Hannibal vẫn tự tin và chuẩn bị chu đáo cho trận đánh lớn này do ông biết, quân La Mã dù đông gấp rưỡi nhưng là quân đoàn mệt nhọc do phải hội quân gấp gáp, hơn nữa từ nhiều nguồn khác nhau nên chưa có được sự nhuần nhuyễn.
Khi khai trận, với quân số áp đảo, lính La Mã tập trung bộ binh hạng nặng vào trung tâm, kỵ binh ở 2 bên sườn với mong muốn nhanh chóng đánh tan quân chủ lực của Hannibal. Sau khi quan sát, Hannbal nhận ra điều này và lập tức sử dụng chiến thuật gọng kìm để đối phó.
Ông dàn kỵ binh và lính tinh nhuệ sang 2 cánh theo hình vành khuyên, ở giữa mỏng, vừa đánh vừa lùi để gài bẫy quân La Mã. Đang thắng thế, quân đội La Mã càng đánh càng tiến sâu hơn rồi dần dần bị bao vây bởi 1 vòng cung lớn quân tinh nhuệ của Carthage. Khi họ nhận ra điều này thì đã quá muộn,
Do lực lượng bộ binh nặng bị dồn ứ, tắc nghẽn tại trung tâm vòng tròn, kỵ binh ngoài thì không thể đột phá vòng vây do bị kỵ binh của Carthage dồn ép nên quân La Mã nhanh chóng bị tấn công và trở nên hỗn loạn bên trong chính cái bẫy mà họ vô tình tạo nên. Cuối cùng, theo như mô tả của nhà sử học Polibyus: "Họ gần như chỉ còn biết đứng và chờ chết...".
Trận Cannae.
Cuối cùng, chỉ còn khoảng 14.000 người trong số gần 87.000 quân La Mã sống sót thoát ra khỏi vòng vây. Sau trận chiến đẫm máu này, bên phía La Mã gặp tổn thất vô cùng nặng nề:
- Có khoảng 50.000 - 70.000 quân La Mã thiệt mạng.
- 3000-4000 người bị bắt làm tù binh.
- 20% bộ máy lãnh đạo của La Mã bỏ mạng, trong đó có 2 quan chấp chính Gnaeus Servilius Geminus và Marcus Atilius Regulus, hai tài chính quan, 29/48) quan bảo dân, 80 nguyên lão (Viện Nguyên lão La Mã thời đó có không quá 300 người) thiệt mạng.
Đây là một trận đánh đáng quên nhất trong lịch sử đối với La Mã, các nhà sử học ước tính, có khoảng 75.000 quân La Mã đã chết hoặc bị bắt, tương đương với hơn 85% toàn lực lượng.
Ở phía còn lại, Carthage cũng mất gần 1/3 quân số khi có từ 10.000-17.000 quân thiệt mạng, đa số là lính ít tinh nhuệ tập trung ở giữa đội hình. Như vậy tổng cộng cả 2 bên đã mất khoảng 80.000 người chỉ trong 1 trận chiến vô cùng đẫm máu.
Lời bàn
"Chưa bao giờ La Mã rơi vào tình trạng hoảng loạn như vậy ngay sau các bức tường thành của nó. Tôi sẽ không cố gắng mô tả tình cảnh đó, cũng như không tìm cách làm sống lại nó bằng việc đi vào chi tiết… ". Theo sử gia Titus Livius nói về phản ứng của Viện nguyên lão trước thất bại này.
Đối với Hannibal, có thể nói đây chính là minh chứng cho đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, cách chỉ huy chiến trường và tài ứng biến thần tốc của ông. Tính cho đến nay, hiếm có trận đánh nào được đánh giá cao hơn Cannae trong lịch sử quân sự cổ đại bởi nó đã hội tụ gần như đầy đủ mọi ưu việt của 1 đội quân trong những trận đánh lớn.
Tham khảo nhiều nguồn