Đài thiên văn chụp được "bướm ma" bay xuyên vũ trụ: sự thật bất ngờ

Anh Thư |

Hình ảnh ngoạn mục y hệt một con bướm ma quái làm bằng ánh sáng vừa được công bố bởi một đài thiên văn đặt tại Chile, được đặt tên là "Tinh vân hồng ngoại Chamaeleon".

Cấu trúc bí ẩn trông như một cánh bướm bay nghiêng xuyên qua vũ trụ, với chiếc đầu sáng rực rỡ và cánh mỏng như sương. Theo tuyên bố từ NSF NOIRLab, đó là sự ra đời tuyệt đẹp và khốc liệt của một ngôi sao.

Chính Đài quan sát Quốc tế Gemini của NSF NOIRLab, đặt tại Chile, đã bắt được khoảnh khắc ngfn năm có một này.

Đài thiên văn chụp được bướm ma bay xuyên vũ trụ: sự thật bất ngờ - Ảnh 1.

Hình ảnh tuyệt đẹp về con bướm ma bay xuyên vũ trụ - Ảnh: International Gemini Observatory/NOIRLab/NSF/AURA

Theo Science Alert, các ngôi sao vốn là vật thể cường độ cao, và sự ra đời của chúng cũng vậy. Chúng hình thành từ các điểm đông đặc giữa các đám mây phân tử, khi khí và bụi sụp đổ, quay tròn dưới lực hấp dẫn của chính các ngôi sao mới sinh.

Điều này sẽ tạo thành một "xoáy nước" dữ dội, nơi vật chất xung quanh được hút vào đĩa bồi tụ của tiền sao, giúp ngôi sao có đủ vật liệu để lớn dần. Khi tiền sao lớn lên, nó bắt đầu tạo ra gió sao mạnh và vật chất rơi vào tiền sao bắt đầu tương tác với từ trường của chính nó, thổi vào không gian những tia plasma cực mạnh, chính là cơ chế tạo ra cánh bướm ma quái giữa vũ trụ.

Trong hình ảnh này, ngôi sao nằm lẩn khuất ở chính dải đen hẹp giữa "con bướm" và hình ảnh mờ nhạt hơn phía đối diện, trông như hình ảnh phản chiếu của con bướm trong gương.

Sở dĩ Chamaeleon được gọi là tinh vân hồng ngoại bởi con bướm ma quái này vốn phát sáng trong hình ảnh hồng ngoại chứ không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại