Bà Simonyan cho biết trên mạng xã hội rằng nội dung của đoạn ghi âm là cuộc trò chuyện kéo dài 40 phút giữa các quan chức cấp cao của Quân đội Đức (Bundeswehr).
Theo lời kể của bà về cuộc trò chuyện, giới chức đã thảo luận về cách thức thực hiện cuộc tấn công, nhưng phủ nhận Thủ tướng Đức Olaf Scholz biết về kế hoạch này.
“Họ cũng bình luận rằng quân đội Đức đang giữ khoảng cách với cuộc xung đột Ukraine, không giống như Mỹ và Anh, những nước mà họ cho rằng đã ‘trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột trong một thời gian dài”, bà Simonyan tuyên bố.
Theo đài RT, bà Simonyan không công bố đoạn ghi âm nhưng cho biết bà rất muốn làm điều đó. Bà cũng đã gửi yêu cầu bình luận về đoạn ghi âm này tới các quan chức Đức, bao gồm cả đại sứ và bộ ngoại giao của nước này.
Phản ứng với thông tin trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố: “Giới truyền thông Đức giờ đây đã có lý do chính đáng để thể hiện sự độc lập và đặt câu hỏi với Ngoại trưởng Annalena Baerbock”.
Cầu Crimea là cây cầu lớn nhất châu Âu và được xây dựng để nối bán đảo Nga với vùng Krasnodar qua eo biển Kerch. Trước khi xung đột với Kiev nổ ra vào tháng 2/2022, đây là tuyến đường bộ duy nhất nối phần lãnh thổ của Ukraine với phần còn lại của Nga.
Kiev đã thực hiện 2 vụ đánh bom vào cầu Crimea vào tháng 10/2022 và tháng 7/2023, sử dụng xe tải và máy bay không người lái của hải quân để tấn công cây cầu này. Cả 2 vụ việc đều khiến dân thường thiệt mạng. Giới chức Ukraine khẳng định việc phá hủy cây cầu có mục đích quân sự.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post tuần trước, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Giám đốc CIA Roberts Gates đã đưa ra đề xuất: “Nếu muốn Nga tạm dừng chiến dịch quân sự, nếu muốn làm gián đoạn động lực mà họ có, tại sao không thể làm được những điều như phá huỷ cầu eo biển Kerch”.
Ông cũng kêu gọi các nhà tài trợ phương Tây cung cấp cho Ukraine khả năng thực hiện điều đó, đồng thời nói rằng cuộc tấn công thành công sẽ gây tổn hại cho người Nga “về mặt tâm lý cũng như quân sự”.
Đầu tuần này, Thủ tướng Đức Scholz đã ám chỉ quân đội phương Tây có liên quan trực tiếp đến việc Ukraine sử dụng vũ khí tiên tiến trong cuộc xung đột với Nga. Ông nói rằng đây là một trong những lý do tại sao Berlin không gửi tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev. Theo ông, nếu không được lập trình chính xác, vũ khí này có thể bay đến tận thủ đô Moskva của Nga.
“Tên lửa Taurus có tầm bắn 500km, và nếu không sử dụng đúng cách, chúng có thể bay tới mục tiêu đâu đó ở Moskva”, ông Scholz phát biểu tại một sự kiện ở Dresden. Cuộc họp này được phát trên trang web của Chính phủ Đức.
Thủ tướng Đức nhấn mạnh cần đưa quân đội Đức đến Ukraine để bảo đảm sử dụng tên lửa Taurus chuẩn xác. Tuy nhiên, ông cũng bảo đảm loại trừ khả năng này.
“Với chúng ta, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải can dự vào cuộc xung đột . Tôi nghĩ điều đó không thể”, ông nhấn mạnh.