Đại hủy diệt khủng khiếp nhất lịch sử Trái Đất: Khoa học không thể lý giải nổi nguyên nhân

Trang Ly |

Sự sống trên Trái Đất gần như bị hủy diệt hoàn toàn sau sự kiện này.

Trải qua hàng tỷ năm hình thành và phát triển, Trái Đất chúng ta đã không ít lần gặp phải đại nạn. Trong đó có 5 lần khiến hơn 3/4 sự sống trên hành tinh bị hủy diệt. Các nhà khoa học gọi đó là cuộc đại tuyệt chủng.

Các nhà sinh vật học hiện đại nghi ngờ chúng ta đang sống trong cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6. Đó là kết quả dự đoán dựa trên những hệ quả quy mô toàn cầu của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu mà 5 cuộc đại tuyệt chủng trong quá khứ đã từng khiến sinh vật Trái Đất biến mất mãi mãi.

Trong 5 cuộc đại tuyệt chủng đó, có một sự kiện hủy diệt gần như toàn bộ sự sống trên Trái Đất, điều đáng nói là khoa học không thể lý giải nguyên nhân gây nên cuộc đại tuyệt chủng đó là gì.

Những sự kiện hủy diệt đó diễn ra vào khoảng thời gian nào, sự hủy diệt lớn ra sao, Cosmos Magazine sẽ làm sáng tỏ vấn đề:

Kỷ Ordovic, 444 triệu năm trước, 86% số loài bị hủy diệt

Graptolite, dài 2-3 cm

Đại hủy diệt khủng khiếp nhất lịch sử Trái Đất: Khoa học không thể lý giải nổi nguyên nhân - Ảnh 2.

Ảnh: JAIME MURCIA / MUSEUM VICTORIA

Graptolite, giống như hầu hết sinh vật của kỷ Ordovic, là những sinh vật biển. Chúng là động vật ăn lọc(1) và sống theo cụm. 

Sự tuyệt chủng của chúng trong khoảng 1 triệu năm có lẽ là do thời kỳ băng hà ngắn, nhưng đủ làm mực nước biển hạ thấp. Đá silicat mới lộ ra đã hút CO 2 ra khỏi bầu khí quyển, làm lạnh cả hành tinh.

Cuối kỷ Devon, 375 triệu năm trước, 75% số loài bị hủy diệt

Trilobite, dài 5 cm

Đại hủy diệt khủng khiếp nhất lịch sử Trái Đất: Khoa học không thể lý giải nổi nguyên nhân - Ảnh 4.

Ảnh: CHIP CLARK / VIỆN SMITHSONIAN

Trilobite là loài động vật đa dạng và phong phú nhất, xuất hiện trong sự bùng nổ kỷ Cambri cách đây 550 triệu năm.

Nhờ có bộ giáp cứng cáp, Trilobite đã sống sót sau cuộc đại tuyệt chủng lần thứ nhất (ở kỷ Ordovic) nhưng gần như bị xóa sổ trong cuộc đại tuyệt chủng thứ hai này.

Thủ phạm có khả năng là những loài thực vật mới xuất hiện, bao phủ hành tinh trong kỷ Devon. Rễ sâu của những loài thực vật này đã "khuấy động" Trái Đất, giải phóng chất dinh dưỡng vào đại dương. Điều này có thể đã kích hoạt sự sinh sôi nảy nở của loài tảo. Tảo hút oxy khỏi nước biển khiến cho các cư dân nới đáy biển như Trilobite bị ngạt, thiếu dưỡng khí.

Kỷ Permi, cách đây 251 triệu năm, 96% số loài bị hủy diệt

San hô vách đáy, 5cm

Đại hủy diệt khủng khiếp nhất lịch sử Trái Đất: Khoa học không thể lý giải nổi nguyên nhân - Ảnh 6.

Ảnh: JAIME MURCIA / MELBOURNE MUSEUM

Đây là cuộc đại tuyệt chủng tồi tệ nhất từng được ghi nhận trong lịch sử Trái Đất, nó hủy diệt gần như toàn bộ sự sống trên Trái Đất - chỉ còn 4% sinh vật tồn tại.

Loại san hô vách đáy bị tuyệt chủng hoàn toàn trong kỷ Permi này, san hô ngày nay là một nhóm hoàn toàn khác.

Thủ phạm hủy diệt 96% sự sống Trái Đất là gì? Một vụ phun trào thảm khốc gần Siberia đã phát thải khí CO2 vào khí quyển. Cổ khuẩn sinh methane (methanogen) phản ứng bằng cách chuyển hóa một số chất thành khí methane (mê-tan) - một loại khí nhà kính rất mạnh. 

Hệ quả khiến nhiệt độ toàn cầu tăng, trong khi đại dương bị axit hóa thoát ra lượng lớn khí hydro sunfua độc hại. 

Kết thúc của kỷ Permi, bọ ba thùy và hơn 90% các nhóm động vật biển khác đã bị tuyệt chủng.

Kỷ Tam Điệp, 200 triệu năm trước, 80% số loài bị hủy diệt

Răng Conodont, 1mm

Đại hủy diệt khủng khiếp nhất lịch sử Trái Đất: Khoa học không thể lý giải nổi nguyên nhân - Ảnh 8.

Ảnh: PAUL TAYLOR / BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN

Các nhà cổ sinh vật học đã gặp khó khăn trong việc nghiên cứu nguồn gốc của những mảnh răng thuộc về loài Conodont này, họ nhầm chúng với những mẩu nghêu hoặc bọt biển. 

Tuy nhiên, việc phát hiện ra một hóa thạch còn nguyên vẹn ở Scotland vào những năm 1980 đã tiết lộ chủ nhân của chúng - một loài động vật có xương sống giống như con lươn có tên là Conodont.

Đặc điểm nổi bật của loài này là có bộ hàm nằm dọc miệng, kéo dài xuống tận cổ họng. Chúng là một trong những cấu trúc đầu tiên được xây dựng từ hydroxyapatite, một khoáng chất giàu canxi vẫn là thành phần chính của xương và răng của chúng ta ngày nay. 

Trong tất cả các cuộc đại tuyệt chủng, cuộc đại tuyệt chủng kỷ Tam Điệp là điều khó hiểu nhất. Không có nguyên nhân rõ ràng đã được tìm thấy.

Kỷ Phấn trắng, 66 triệu năm trước, 76% số loài bị hủy diệt

Ammonite, dài 15 cm

Đại hủy diệt khủng khiếp nhất lịch sử Trái Đất: Khoa học không thể lý giải nổi nguyên nhân - Ảnh 11.

Ảnh: JAIME MURCIA / MUSEUM VICTORIA

Cúc đá (Ammonite) là tên gọi của nhóm các loài động vật không xương sống dưới biển trong phân lớp Ammonoidea. Nếu như khủng long cai trị thế giới trên cạn ở kỷ Phấn trắng thì cúc đá cai trị đại dương thời kỳ này. 

Tuy nhiên, hoạt động mạnh mẽ của núi lửa và biến đổi khí hậu đã đe dọa sự sống của cúc đá. Thiên thạch khổng lồ đã giáng một cú đánh trực diện vào sự tồn tại của khủng long. Còn cúc đá, một số loài sống sót.

Ngày nay, họ hàng lâu đời nhất của Ammonite là Nautilus (ốc anh vũ). Nó sẽ sống sót qua sự tuyệt chủng thứ sáu?

Đại tuyệt chủng thứ 6 thời hiện đại ngay trên đầu?

"Trái Đất đang lâm vào kỳ giữa của Đại tuyệt chủng thứ 6" - đó là nhận định của Sir David Attenborough, nhà tự nhiên học người Anh, người được Anh xem là "bảo vật quốc gia".

Điều Sir David Attenborough nói không phải là không có căn cứ. Theo các nhà khoa học, Trái Đất chúng ta đã trải qua quá trình mang tên "Hủy diệt Sinh học" (Biological Annihilation).

Minh chứng là: Trong 177 loài động vật có vú thì 30% đã tuyệt chủng, hơn 40% đang suy giảm số lượng nghiêm trọng; Gần 200 loài động vật có xương sống đã tuyệt chủng chỉ trong 100 năm qua (trung bình cứ 1 năm có 2 loài tuyệt chủng); 42% trong số 3.623 loài động vật không xương sống trên cạn và 25% trong số 1.306 loài động vật không xương sống biển hiện nay đang nằm trong Sách Đỏ.

Từ những con số đáng báo động đó, giới nghiên cứu nhận định, tốc độ tuyệt chủng hiện nay nhanh gấp 4.000 lần so với thời kỳ khủng long!

Gần 8 tỷ ngưởi cùng với hàng tỷ sinh vật trên Trái Đất đang đối mặt với cuộc đại tuyệt chủng mới, với quy mô và tốc độ chưa từng có trong lịch sử.

Một lần nữa, biến đổi khí hậu nhân tao, nóng lên toàn cầu, ô nhiễm môi trường đang khiến sinh vật mất cân bằng sinh thái, con người chịu nhiều tang thương hơn vì thiên tai, thảm họa tự nhiên. Đây chính là "mồ chôn thế kỷ 21" của con người trên Trái Đất!

Chú thích:

(1) Ăn lọc là một kiểu ăn của động vật bằng cách ăn các loại thức ăn thông qua việc lọc các hạt vật chất và thực phẩm trôi nổi từ nước, thường bằng cách há miệng thật lớn hoặc có các lỗ nước để cho nước (có các loài động vật, thực vật) đi qua một cấu trúc lọc chuyên dụng.

Khi đó, các loại thức ăn sẽ được giữ lại để đưa vào hệ tiêu hóa, còn lượng nước thì được đẩy ra ngoài theo một cơ chế riêng.

Bài viết sử dụng nguồn: Cosmos Magazine

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại