Theo đó, cuối tuần vừa qua, ông Josep Borrell đã đưa ra một số đánh giá về Trung Quốc trên ấn phẩm tiếng Pháp Le Journal de Dimanche và ấn phẩm tiếng Tây Ban Nha Politica Exterior.
Đặc biệt, những bình luận này được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang có chuyến công du năm nước châu Âu (Italia, Na Uy, Hà Lan, Pháp, Đức) và chỉ hai tuần trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh do các nhà lãnh đạo EU và Thủ tướng Đức Angela Merkel chủ trì.
Cụ thể, ông Josep Borrell coi Trung Quốc là một đế chế mới ngang hàng với Nga và cho rằng Bắc Kinh đang theo đuổi cái gọi là "chủ quyền ở bên ngoài".
Ông Borrell chỉ trích Trung Quốc phá hoại các quy tắc quốc tế, bao gồm cả ở Biển Đông; bằng cách thúc đẩy các lý tưởng của Trung Quốc như một “cộng đồng chung vận mệnh”; và bằng cách giữ các vị trí cao trong hệ thống Liên Hợp quốc.
Đây là lần đầu tiên EU chính thức gọi Trung Quốc là đế chế mới, một bước xa hơn so với việc EU từng gọi nước này là "đối thủ truyền thống" hồi đầu năm ngoái.
Ông Borrell nêu rõ: “Không giống như nguyên tắc chủ quyền dựa trên ý chí phổ biến, chủ quyền đặt ra chủ quyền duy nhất của quốc gia, đó là một vấn đề hoàn toàn khác. Một số quốc gia châu Âu cũng từng là đế quốc. May mắn thay, họ đã trở lại khỏi sự cám dỗ của đế quốc bằng cách tạo ra châu Âu.”
Trung Quốc đã nhiều lần nói về sự trỗi dậy hòa bình và bác bỏ quan điểm rằng Trung Quốc là đối thủ của khối. Nhưng ông Borrell cho hay, sự mất cân bằng trong quan hệ EU và Trung Quốc thể hiện rất rõ trong hợp tác kinh tế. Các doanh nghiệp EU không có quá nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc.
"Mối quan hệ của chúng ta quá bất cân bằng so với mức độ phát triển hiện tại của Trung Quốc. Điều này cần phải được chỉnh lại. Nếu chúng ta không làm điều này ngay bây giờ, nó sẽ trở thành quá muộn trong vòng vài năm tới. Các sản phẩm của Trung Quốc sẽ tiếp tục nhiều lên trong chuỗi giá trị và sự phụ thuộc về kinh tế và công nghệ của chúng ta sẽ ngày càng tăng lên", ông Borrell nói thêm.
Bàn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong thời nay, ông Borrell nêu quan điểm: "Đã qua rồi cái thời mà chính sách đối ngoại của Trung Quốc được truyền cảm hứng từ bài phát biểu năm 1974 của Đặng Tiểu Bình trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc với tuyên bố, Trung Quốc không phải là một siêu cường cũng như sẽ không bao giờ tìm cách để trở thành một siêu cường".
“Mục tiêu của Trung Quốc là chuyển đổi trật tự quốc tế hướng tới một hệ thống đa phương có chọn lọc với các đặc điểm Trung Quốc tự đề ra, trong đó các quyền kinh tế và xã hội được ưu tiên hơn các quyền chính trị và dân sự", ông Borrell nhấn mạnh.