Đại chiến xe tăng: Leopard 2A4 Thổ đấu "một mất một còn" với T-72B3 Syria, ai thắng?

DK |

Liệu các nghĩa địa xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ ở bắc Aleppo năm 2016 có giúp các kíp lái Leopard 2A4 của họ học được gì khi cuộc đối đầu với xe tăng T-72 Syria sắp diễn ra?

"Thực trạng bi đát" của xe tăng Leopard 2 Thổ tham chiến ở Syria

Leopard 2A4 là biến thể cuối cùng thời Chiến tranh Lạnh của xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) Leopard 2, nó được thiết kế với tư duy xe tăng sẽ chiến đấu trong các đơn vị tập trung và phòng thủ trước các đợt tập kích nhanh (chiến thuật Blitzkrieg) của xe tăng Liên Xô.

Leopard 2A4 vẫn giữ tháp pháo hình hộp thẳng đứng, dễ bị khuất phục bởi các tên lửa hiện đại, đặc biệt là lớp giáp phía sau xe khá mỏng, đây là vấn đề lớn trong chiến tranh hiện đại khi một cuộc tập kích có thể đến từ bất kỳ hướng nào.

Xe tăng cũng không có khả năng đương đầu với IED (thiết bị nổ tự chế) và tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) trong chiến tranh bất đối xứng.

Thất bại cay đắng đầu tiêu của Leopard 2A4 là vào tháng 12/2016 khi IS dường như đã tiêu diệt 10 chiếc xe tăng "bất khả chiến bại", với 5 chiếc bằng ATGM (AT-7 Metis và AT-5 Konkurs), và 2 bằng IED...

Đại chiến xe tăng: Leopard 2A4 Thổ đấu một mất một còn với T-72B3 Syria, ai thắng? - Ảnh 1.

Xe tăng Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ bị IS phá hủy vào năm 2016.

Cách mà Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng xe tăng Đức có thể đã góp phần gây ra tổn thất nặng nề, và thực tế "chiến thuật sai lầm" này vẫn tiếp diễn trong chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" vẫn đang tiếp diễn ở miền bắc Syria.

Leopard 2A4 tiếp tục được triển khai ở tuyến sau dưới dạng hỏa lực tầm xa (pháo binh) trong khi lực lượng hỗn hợp đặc nhiệm Thổ và các phiến quân Quân đội Quốc gia Syria (SNA) bằng xe cơ giới hạng nhẹ dẫn đầu các cuộc tấn công.

Điều đó dẫn tới việc Leopard 2A4 bị cô lập trong khu vực "tưởng chừng như an toàn" mà không có bộ binh hỗ trợ phòng thủ tốt, điều đó khiến xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ dễ bị phục kích. Chiến thuật tồi tệ tương tự cũng đã dẫn đến việc Saudi mất rất nhiều M1 Abrams ở Yemen.

Một xe cơ giới của Thổ Nhĩ Kỳ bị phá hủy bởi tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) của lực lượng người Kurd vào tháng 10/2019. Phía người Kurd cho rằng đây là một chiếc Leopard 2A4.

Leopard 2A4 "chưa có cửa" đối đầu T-72B3, vượt qua T-72M1 đã?

Vào ngày 10/11/2019, Quân đội Arab Syria (SAA) đã tung xe tăng chiếm lĩnh các vị trí tại mặt trận Ras al-Ain và Tell Tamr ở đông bắc Syria và khai hỏa về hướng phiến quân SNA. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2016 xe tăng Thổ và Syria "mặt đối mặt" trong cùng một khu vực.

Trong bối cảnh xe tăng và pháo binh Thổ Nhĩ Kỳ yểm trợ SNA, xe tăng và pháo binh Syria yểm trợ lực lượng người Kurd, cả hai phía đang sử dụng pháo tầm xa để triệt hạ càng nhiều càng tốt bộ binh đối phương.

Tuy nhiên cùng với thương vong tăng cao (đặc biệt là về phía Syria) do đạn pháo của Thổ Nhĩ Kỳ, khả năng những xe tăng Syria được lệnh tiêu diệt pháo binh và xe tăng đối phương là rất lớn. Như vậy những chiếc T-72 của Syria sẽ lần đầu tiên đối đối đầu với Leopard 2A4.

Đại chiến xe tăng: Leopard 2A4 Thổ đấu một mất một còn với T-72B3 Syria, ai thắng? - Ảnh 3.

Một chiếc T-72M1 với hệ thống phòng thủ chủ động Sarab-T, đây là loại xe tăng đang có mặt trên chiến tuyến Tell Tamr đối đầu với Leopard 2 của Thổ Nhĩ Kỳ.

T-72 là xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô, được chính thức đưa vào trang bị vào năm 1973 (6 năm trước khi Leopard 2 được đưa vào trang bị). T-72 nhanh chóng trở thành loại tăng chủ lực phổ biến của Hồng quân Liên Xô và của quân đội nhiều nước trên thế giới.

Theo tính toán của Liên Xô, T-72 là một thiết kế rất hiệu quả dựa trên tiêu chí tính năng - giá thành. Quân đội Arab Syria (SAA) từ lâu đã trang bị một số lượng lớn xe tăng T-72M1 (mua từ Liên Xô trong những thập niên 1970 đến 1990).

Nếu so với Leopard 2A4, T-72M1 (đang có mặt trên chiến tuyến Tell Tamr) được cho là đối thủ xứng tầm khi cả hai xe tăng đều được sản xuất trong thời kỳ cuối của Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, nếu một cuộc đối đầu xe tăng nổ ra, "kinh nghiệm xương máu" của các kíp lái xe tăng Syria (trong chiến tranh Yom Kippur 1973 và nội chiến Syria) được cho là hoàn toàn vượt trội nếu so với lính xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ.

Đại chiến xe tăng: Leopard 2A4 Thổ đấu một mất một còn với T-72B3 Syria, ai thắng? - Ảnh 5.

Hàng trăm xe tăng Syria bị phá hủy trong cuộc nội chiến vô tình cũng đã giúp lực lượng cơ giới nước này học được các "bài học xương máu".

Đối đầu với T-72B3 của Syria, Leopard 2A4 liệu có bị khuất phục?

Không những phải đối đầu với T-72M1, Leopard 2A4 của Thổ cũng sẽ phải đối đầu với những chiếc T-72B3 (và có thể là cả T-72B3M và T-90A) của Syria nếu giao tranh lan rộng ngoài tầm kiểm soát.

Mặc dù những chiếc T-72B3 ở đông bắc Syria không nhiều (được cho là tập trung tại Manbij) nhưng nếu xe tăng này được cơ động tới chiến trường sẽ tạo ưu thế vượt trội so với Leopard 2A4.

T-72B3 có thể nhận dạng một mục tiêu xe tăng ở cự ly lên tới trên 5.000 mét vào ban ngày và 3.300 mét vào ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết (tương đương và có phần vượt trội hệ thống điều khiển hỏa lực EMES 15 trên Leopard 2A4 nếu tác chiến vào ban đêm).

Đại chiến xe tăng: Leopard 2A4 Thổ đấu một mất một còn với T-72B3 Syria, ai thắng? - Ảnh 6.

Một chiếc T-90A của nhóm khủng bố HTS bị tiêu diệt bởi APFSDS bắn từ một T-72 Syria năm 2017, hình ảnh cho thấy lực lượng xe tăng Syria có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc đấu tăng.

Với giáp phản ứng nổ Kontakt-5, T-72B3 có khả năng phòng thủ bị động tương đương T80U, giáp phản ứng nổ là ưu thế của T-72B3 nếu so với Leopard 2A4 (biến thể Leopard 2NG của Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị giáp composite module, tuy nhiên chưa thấy xuất hiện trên chiến trường).

Như vậy, ngoài yếu tố con người, yếu tố quan trọng nhất xác định kết quả của một cuộc chiến xe tăng, người Thổ chỉ còn "bấu víu" duy nhất vào hỏa lực là pháo nòng trơn 120mm RH-120 để đối đầu với pháo nòng trơn 125 mm 2A46M trên T-72M1 và T-72B3.

Nhưng có lẽ họ sẽ lại thất vọng, vào những năm 1990 NATO đã đánh giá RH-120 kém hiệu quả với lớp giáp của xe tăng Liên Xô và sau đó đã được nâng cấp, nhưng "nâng cấp đáng tiền" này chỉ có trên những chiếc Leopard 2 của Đức và Hà Lan.

"Cứu cánh cuối cùng" trong cuộc chiến xe tăng của Leopard 2A4 chỉ có thể là APFSDS (đạn xuyên ổn định bằng cánh đuôi có ốp giữ tự hủy).

Nhưng việc các kíp lái tăng Thổ hạ gục xe tăng đối phương bằng loại đạn này chưa có tiền lệ, còn đối thủ Syria của họ thì đã có thể sử dụng APFSDS bắn từ T-72 để phá hủy những chiếc T-90A hiện đại hơn nhiều nằm trong tay lực lượng khủng bố từ năm 2017.

Và cuộc đối đầu giữa xe tăng Syria và Thổ Nhĩ Kỳ (có thể xảy ra bất kỳ lúc nào) nhưng có vẻ như Leopard 2A4 đã "cầm chắc thất bại".

Trái ngược với Leopard 2A4 của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ có vai trò yểm trợ bộ binh, T-72B3 của Syria khi tham chiến thường cơ động trong một nhóm cơ giới bao gồm hỏa lực chống bộ binh và chống tăng tạo thành các mũi tấn công.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại